Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/28

Trang này cần phải được hiệu đính.
24
NAM PHONG

mình đã quyết-định ấy là cái cơ-hội như sau này, — tức là phần thứ nhì trong truyện, tức là cái cảnh thứ nhì mà nhà làm sách đã định hiến cho ta để so sánh hai cái chết.

Phu-nhân nguyên có một người em giai họ tên là Le Gallic, trước khi chiến-tranh học ở trường võ-bị Saint-Cyr, đến khi khai-chiến đóng thúy-úy đi tòng-chinh. Hai chị em thủa nhỏ chơi thân-thiết với nhau lắm, dễ có lúc cũng đã ước thầm với nhau những cuộc trăm năm. [1] Nhưng đến tuổi nhớn lên, một người đi lấy chồng, một người đi theo học, thì những sự mơ-tưởng lúc thủa nhỏ như cái hoa cuối mùa, dần dần rơi rụng hết. Chị dễ không còn nhớ đến nữa, nhưng cái ái-tình trong bụng em vẫn đằm thắm như xưa, biết rằng không bao giờ thành-tựu được lại càng thâm-thiết hơn lên. Thiếu-úy vốn là người đa-tình đa-cảm, lại là người rất sùng-đạo, dễ trong bụng tin rằng đời này không được gặp nhau, lai-sinh tất được tái-hợp. Nhưng cái tinh-cảm ấy là âm thầm trong bụng mà thôi, một mình mình biết một mình mình hay, vẫn vùi rập trong tâm-khảm, không lộ ra cho ai biết. Chị cũng không biết. mà anh rể cũng không ngờ. Danh-y đối-đãi với em họ vợ mình rất là nhã-nhặn tử-tế. Chỉ có một khoản là hai người vẫn bất như-ý nhau, là khoản tôn-giáo vậy. Thiếu-úy là người rất tin-sùng đạo Gia-tô, danh-y thì giữ cái vô-thần chủ-nghĩa. Cái tư-tưởng hai người xa nhau như Nam Bắc cực vậy. Trong lúc bình-thường họp mặt, vẫn thường cái nhau về cái vấn-đề sự tín-ngưỡng. Thiếu-úy thì lấy lòng nhiệt-thành vì đạo mà nói : danh y thì thì coi cái tôn-giáo là một sự mê-tín, người tri-thức không đáng dụng công mà nghiên-cứu làm gì. Còn phu-nhân thì bởi sự cảm-hóa của cha ngày xưa với của chồng bây giờ, khuynh-hướng về phương-diện chồng hơn là về phương-diện em. Nói rút lại thì sự bất như-ý, sự phản-đối ấy chỉ là thuộc về tư-tưởng mà thôi. Nhân việc ngẫu-nhiên mà xui phát-hiện ra sự-thực. Thiếu úy đi tòng-chinh tự khi khởi việc chiến-tranh, theo đánh mấy trận ở Á-tản Lô-liên. Được ít lâu thì bị thương, phải một viên đạn vào đầu. Quan thầy thuốc ở hàng quân lấy làm một vết thương nặng, sợ có hư-tổn đến bộ thần-kinh, xin cho đem về bệnh-viện của danh-y ở Ba-lê để chữa. Thế là tình-cờ mà em vợ được vào tay anh rể chữa. Nhưng bấy giờ giữa là lúc sẩy ra cái bi-kịch trên kia. Danh-y cùng phu-nhân đương vào cái tuần mê-sảng nguyền ước với nhau cùng chết. Hai người đương băn-khoăn về cái chết mà ở đâu có một người cũng đương thập-tử nhất-sinh đến bầy cho mình một cái cảnh chết khác, thì hai cái quan-niệm về sự chết ấy khỏi sung-đột với nhau sao được ! Trong hai cái quan-niệm ấy phu-nhân xưa nay mới được biết có một, là cái quan-niệmcủa chồng. Nay sắp được biết cái khác, là cái quan-niệm của người em họ mình, mà tự-nhiên thành ra phải so sánh hai cái với nhau. Thiếu-úy từ khi phải bị thương đau đớn vẫn giữ được bình-khí, không những thế mà cái lòng sùng-tín đạo lại lấy cái đau-đớn là một sự hay, là một cái dịp tăng-tiến cho linh-hồn. Người ta lúc bình-thường thì ai cũng như ai, hơn nhau chỉ ở những lúc hoạn-nạn đau-khổ ; những lúc bấy giờ nếu không vững lòng kiên chí mà chịu nhịn, không những thế, người đời lấy làm khổ mà ta biết lấy làm sướng, thế mới là có cái linh-hồn quí báu hơn người. Vả người ta ở đời có phải là chỉ quan-hệ với một cái đời này đâu. Sau cái đời ngang-ngửa chếch-lệch này còn có một cái lai-sinh hoàn-toàn hơn, làm người ai

  1. Tục tây anh em, chị em họ lấy nhau được.