Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/24

Trang này cần phải được hiệu đính.
20
NAM PHONG

dung tả-mạc hai cảnh ấy, thực đã khéo diễn-xuất được cái nghĩa sâu ngũ ở trong, khiến cho ta lý-hội được hết những nhẽ tinh-vi nó làm cho tiên-sinh khuynh-hướng về bên nào.

Đại khái truyện như sau này :

Tiên-sinh giả-thiết mình là người khách-quan, tình-cờ được biết đầu-đuôi một việc bi-kịch trong mấy người với nhau, việc xong thuật lại để ghi nhớ về sau. Tự-thuật dùng lối kỷ-sự, nghĩa là cứ việc mà kể, không đem cái tư-tưởng riêng mình can-thiệp vào. Nhưng việc rất bi-thảm, không thể dừng cảm-động được, vả mình cũng có quan-hệ vào đấy một đôi tí, nên trong nhời tự-thuật không thể bình-dị đưc như nhà bác-học nghiên-cứu một cái vấn-đề về khoa-học vậy. Cả cái phong-thú trong truyện cũng bởi cái giọng ngậm-ngùi cảm-động ấy.

Marsal, y-sư (tức là người khách-quan, tức là tiên-sinh) nguyên là học-trò của ngoại-khoa danh-y Ortègue, vẫn giúp việc quản-lý nhà bệnh-viện của danh-y lập ra. Truyện này bắt đầu giữa lúc khởi cuộc chiến-tranh bên Âu-châu. Y-sư vì có tật chân, nên không được cái danh-dự ra chữa bệnh nơi chiến-trường. Nhân thầy là danh-sư ORTÈGUE xin được phép Binh-bộ biến cái bệnh-viện của mình làm nhà-thương cho lính-bị-thương, chuyên-trị những vết thương thuộc về thần-kinh bộ, cố giữ y-sư ở lại giúp việc. Y-sư tự nghĩ đâu cũng là cái nghĩa-vụ, dù ở nơi chiến-trường, dù ở trong bệnh-viện, cũng là có thể hết lòng thờ nước được, bèn nhận nhời thầy. Bởi cái cơ-hội như thế mà y-sư được tiếp-súc một cái bi-kịch riêng trong gia-đình ông thầy mình, cùng diễn ngang với cái bi-kịch chung trong nước. Cái bi-kịch riêng ấy tuy chỉ có quan-hệ đến vận-mệnh mấy người vi nhau, ngoài mấy người ấy cùng một vai người khác nữa không ai biết đến, người ở bên cạnh cũng không ai ngờ, mà cái ý-nghĩa nó rất là sâu-xa, không những là khá lấy giải được một phần cái bi-kịch nhớn, mà lại còn rạng-tỏ được cái nguyên-nhân tối-tăm của sự sinh-tử con người ta. Nhưng phải kể cả đầu-đuôi mới hiểu được. Mấy ngày đầu thì trong bệnh-viện còn dộn-dịp sếp dọn để đợi lính bị-thương đến. Danh-y cùng phu-nhân tận lực mà sửa-sang cho chỉnh-bị, muốn đem hết lòng yêu nước, hết tài sức riêng mà giúp nước trong buổi nạn chung. Danh-y là một nhà ngoại-khoa chước-danh nhất trong y-giới nước Pháp, có nhẽ trong cả thế-giới nữa. Chuyên-môn những bệnh thuộc về thần-kinh bộ, ngài đã chữa được nhiều bệnh bí-hiểm, phát-minh được nhiều cái bệnh-nguyên kỳ lạ. Ngài lại được cái tay khéo không ai bằng, múa dao trong tâm-can phế-phủ kẻ bệnh nhân một cách tuyệt-diệu, cũng dịp-dàng tiết-tấu như tên bào-đinh trong sách Trang-tử vậy.

Bởi vậy mà ngài đã gây nên một cái danh-dự nhớn, dựng được một cái gia-tư to. Vừa giàu-có, vừa vẻ-vang, thực là đã được cực-phẩm hạnh-phúc ở đời. Lại được phu-nhân là một người tuyệt đẹp, bụng tốt, trí cao. Tưởng cái hạnh-phúc đến thế là thập-phần viên-mãn. Cái cuộc hôn-nhân của danh- với phu-nhân thực là một cuộc thú-sử. Danh-ý bấy giờ đã ngoài bốn mươi tuổi.-Kẻ quen người thuộc đều tưởng rằng quyết-chí không lấy vợ. Một hôm hứng-hở mừng-rỡ chạy lại bảo học-trò thân là Marsal y-sư rằng : « Anh ơi, tôi mới được cái Tuyệt-phẩm ở đời, anh ạ. Anh thử đoán xem !... Tôi sắp cưới vợ, vợ tôi là con gái ông cố danh-y M..., hẳn anh cũng biết tiếng. » Công-nương bấy giờ mới có hai mươi tuổi, mồ-côi bố, mẹ đi lấy chồng. Ông bố ngày trước cũng là một nhà y-học có danh-tiếng, đồng-bối với danh-y ; danh-y biết công-nương từ thủa còn nhỏ, vẫn yêu chuộng tính-nết, kịp đến tuổi nhớn lên trông