Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/19

Trang này cần phải được hiệu đính.
15
VĂN-MINH HỌC-THUẬT NƯỚC PHÁP

Vậy thì đạo Thiên-chúa ở nước Pháp có cái đặc-tính gì ? Chắc rằng cái giáo-thống, cái qui-tắc trong đạo thì ở nước nào cũng vậy. Nhưng đại-để cùng một đạo ở một nước cũng có khác nhau nhiều. Như đạo Thiên-chúa ở nước Ý-đại-lợi thì thiên-trọng cái bề mĩ-thuật, đạo Thiên-chúa ở Tây-ban-nha thì thiên-trọng cái bề thần-bí. Đến như đạo Thiên-chúa ở nước Pháp, thì thiên-trọng cái bề xã-hội vậy. Cụ Bossuet đã giải đạo Thiên-chúa là cái giây liên-lạc trong xã-hội, không những là liên-lặc người một đời với nhau, mà lại liên-lặc cả người đời này với người đời trước, với người đời sau nữa ; không những là liên-lặc người một nước với nhau, mà liên-lặc cả người nước nọ với người nước kia, hết thẩy cả người trong thế-giới nữa. Cái hi-vọng của đạo Thiên-chúa ở nước Pháp không những là muốn gây thành một cái đoàn-thể thuộc về tinh-thần ở trong cái đoàn-thể quốc-gia ; lại còn muốn khoáng-trương cái đoàn-thể ấy ra khắp thế giới mà dựng lên như trong kinh thánh gọi là cái « thiên-quốc » (la cité de Dieu) ở trong thiên-hạ. Cứ xem tổng-số những nhà truyền-giáo-sư của đạo La-mã Thiên-chúa, ba phần đến hai phần là người Pháp, thì đủ chứng rằng cái hi-vọng ấy không phải là hư-tưởng vậy.

Như thế thì Thiên-chúa-giáo của nước Pháp còn vị chung cả loài người hơn là vị riêng một nước mình. Thực là hớp với cái tôn-chỉ trong giáo chủ sự « cứu-thế » vậy.

Nói rút lại thì đạo Thiên-chúa của nước Pháp có mấy cái đặc-tính khác với đạo Thiên-chúa của các nước, mà biểu cái tinh-thần riêng của nước Pháp. Tiên-sinh giải cái đặc-tính ấy như sau này :

« Thiên-chúa giáo của nước Pháp bao giờ cũng chủ nhất một điều, là tăng-tiến cái giá-trị về « phần-hồn », cái phẩm-cách của người ta. Nên chuộng cái công-nghiệp hơn là sự « nguyền ngẫm », mà chuộng cái công-nghiệp có ích cho xã-hội hơn là sự tu-hành riêng cho từng người. Tu-hàng cũng không phải là tu-hàng lấy một mình, bao giờ cũng là chủ lấy ích-lợi cho nhân-quần. Bởi thế mà các nhà tôn-giáo nước Pháp không hứng những sự biện-nạn huyền-bí về thần-học, những sự khảo-cứu tỉ-mỉ về thánh-thư, những sự tôn-sùng phiền-phức mà cầu-kỳ, như nhà tôn-giáo các nước khác. Nhà tôn-giáo nước Pháp lấy cái nhẽ phải thông-thường mà vụ những điều cốt-yếu ; lòng tín ngưỡng bình-dị mà không tần-phiền ; rất hiểu những cảnh thực trong lòng người ; nhiệt-thành muốn truyền cái lòng tin của mình cho người khác ; nhất là khao-khát cái lòng từ-bi bác-ái vậy ».

Gồm bấy nhiêu cái đặc-tính lại chẳng phải là trọn cái nhân-đạo ư ?

Bởi vậy nói tôn giáo nước Pháp cũng là chủ nhân-đạo vậy.

V

Thứ chi đến lịch-sử.

Một nước có văn-chương, triết-học, tôn-giáo hay cũng chưa đủ ; phải có cái lịch-sử hiển-hách thì mới đủ chứng cái hay ấy.

Lịch sử nước Pháp thực là sứng đáng với văn-chương, triết-học, tôn-giáo nước Pháp vậy.