Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/18

Trang này cần phải được hiệu đính.
14
NAM PHONG

nghiên-cứu các vật-chất, láy cái nguyên-lý làm qui-nạp, không s mê man những sự phiền-toái. — Một cái đặc-tính nữa của triết-học Pháp, là cái triết-học ấy không ưa những lối độc-đoán. Ngồi không mà kết-cấu những « lâu-đài tư-tưởng » không nương-tựa vào cái gì chắc-thực, không căn-cứ vào cái gì vững-vàng, ấy là cái lối những nhà triết-học Đức. Các nhà triết-học Pháp thì chỉ chủ sự thiết-thực, không phải rằng không có tài kết-cấu bằng người Đức : Descartes nước Pháp có kém gì Kant nước Đức, Auguste Comte có kếm gì Hegel ? Nhưng người Pháp không lấy cái học-thuyết của mình mà làm như cái ngục để tự giam mình vào đấy, không bao giờ dám ra ngoài mà xét sự-vật ra cái phương-diện khác nữa. Người Pháp trọng sự tự-do, biết rằng cái chân-lý có năm bảy đường tới được, đường nào cũng là chính-đáng cả, không bắt ai phải theo một đường nào. Bởi thế mà triết-học nước Pháp có cái tính thiết-thực hơn triết-học các nước khác.

Nói rút lại thì các nhà triết học Pháp kỵ nhất là những lối tư-tưởng hoang-đường, mà trọng nhất là những cái vấn-đề thiết-yếu cho người ta. Trong những sự bí-quyết của giời đất, các nhà ấy lấy cái bí-quyết về tâm-tính người ta là cái nên chủ-ý mà nghiên-cứu trước nhất. Vì giải được cái bí-quyết ấy, là giải được cái nghĩa đời nghĩa. Thế chẳng hơn là lấy cái tư-tưởng làm con cờ mà đem cái nọ chọi với cái kia trên cái bàn cờ vô-hình ư ? Thế chẳng hơn là lấy cái tư-tưởng làm viên gạch, chồng viên nọ lên viên kia mà sây cái lâu-đài trên bãi cát ư ?

Tiên-sinh nói : « Dạy cho người ta biết làm người, làm người cho rất hoàn-toàn, rất thâm-thiết ; cái bản-tính con người ta thế nào thì coi nó như thế, đừng quá trọng mà cũng chớ quá khinh, đừng suy-tôn quá mà cũng chớ hạ-miệt hoài ; phải nhận-biết cái giới-hạn của nó, phải phát-đạt cái tiềm-lực của nó, phải điều-hòa sự phản-trái của nó ; ấy là cái tôn-chỉ của triết-học nước Pháp từ xưa đến nay, cái tôn-chỉ ấy các nhà triết-học Pháp đã truyền-bá ra khắp thế-giới. Thiên-hạ còn có cái lý-tưởng kiêu-căng hơn ; đâu có cái khôn-ngoan, nhũn-nhặn, mà quảng-đại bằng ? »

Vị chi là triết-học Pháp cũng có cái đức tính thuộc về nhân-đạo vậy.

IV

Thứ chi đến tôn giáo.

Đại-để có thể được rằng triết-học là tôn-giáo của bọn trí-thực, mà tôn-giáo là triết-học của người thường dân vậy. Người dân là số nhiều trong một nước ; vậy thì tôn-giáo là cái biểu-hiện chân-chính nhất, đều-đủ nhất của cái lòng hi-vọng chung trong một nước.

Nước Pháp từ xưa đến nay vẫn lấy đạo « La-mã Thiên-chúa » làm quốc-giáo. Đạo Thiên-chúa thực đã có một phần to trong sự gây-dựng ra nước Pháp, trong sự giáo-hóa người dân Pháp, mà nước Pháp, người Pháp, từ đời Trung-cổ đến giờ, cũng có công to với giáo-hội, xưa đã được tiếng gọi « nước Pháp là con gái trưởng của Giáo-hội ». Như thế thì đạo Thiên-chúa thực là có thánh-khí với người Pháp, có cái nhân-duyên sâu-xa với dân Pháp vậy.