Trang:Nam Phong Tạp Chí 2.pdf/56

Trang này cần phải được hiệu đính.
132
NAM PHONG

phản nước như thế. Hồi năm 1916, vì viên binh-bộ-tổng-trưởng Sturmer mưu-phản nên quân Lỗ-mã-ni mới đến nỗi thua to như thế. Nay phát-giác những việc ấy ra, nhân-dân rất là tức-giận, phá-đổ nhà vua, đặt lâm-thời-chính-phủ, họp thành hội-nghị Lập-hiến (Assemblée Constituante), định lập nước Nga làm nước cộng-hòa-dân-chủ, đặt hiến-pháp mới.

Đảng « thiếu-niên » khởi ra sự Cách-mệnh ấy là đảng trung-lưu-xã-hội, gồm những người có học-thức trong nước, nhưng không có liên-tiếp, không được lòng với bọn dân-đảng. Những tay lĩnh-tụ trong đảng « thiếu-niên », như Milioukof, Goutchkof, Chingaref, vương-tước Lvof, đều là người công-bằng chính-trực, tuy mở đường cho sự cách-mệnh, nhưng không muốn dùng những kế bạo-động. Sơ-tâm chỉ là muốn bãi chính chuyên-chế cũ để đặt chính lập-hiến theo lối nước Anh mà thôi.

Thực-hành sự cách-mệnh là tự đảng dân. Người dân xưa nay đã bị áp-chế nhiều, bị đói, bị khổ trăm chiều, được dịp cách-mệnh, muốn cách-mệnh cho đến cùng. Lại đảng quân kết-liên vào, vì quân cũng là ở dân mà ra, sai giết anh em mình không chịu.

Ngay tự ngày mới khởi cách-mệnh đảng thợ với đảng binh đã đồng-tâm-hiệp-lực với nhau. Ở Nga-kinh những đại-biểu của hai đảng ấy lập thành một hội-nghị. Các tỉnh khác cũng bắt chiếc đặt hội-nghị như thế.

Đại-biểu hai đảng « công-binh » thì toàn là những người giữ cái « xã-hội-chủ-nghĩa » (socialisme), có người giữ cái « quốc-tế-chủ-nghĩa » (internationalisme) nữa. Nhân thế họp-tập cả những bọn cách-mệnh, bọn « vô-chính-phủ » (anarchistes) ở tứ phương lại. Trong bọn ấy có nhiều những kẻ bại-liệt ô-hạnh, ăn tiền của Đức để mưu phản nước mình. Thứ nhất là tên Lenine khi trước phải tội trốn sang Thụy-sĩ, nghe tin cách-mệnh được giấy thông-hành của Đức cho đi qua nước Đức về Nga, công-nhiên vận-động để phản-bội nước mình. Nhờ được những phường vô-liêm-sỉ ấy, quân Đức lại tìm đường quấy dối chính-phủ mới nước Nga, cũng như xưa đã ngăn-trở chính-phủ cũ bởi tay bọn đầy-tớ vợ Nga-hoàng.

Bởi thế mà trong nước Nga sinh ra hai phe tranh-quyền nhau: một bên là Nghị-viện thuộc về đảng trung-lưu, chủ sự ôn-hòa, một bên là hội-nghị của hai đảng « công-binh », giữ cái xã-hội-chủ-nghĩa. Sự tranh-quyền ấy thực là hại cho nước Nga đương buổi bối-dối này. Nhờ có ông Kerensky làm hình-bộ-tổng-trưởng, người rất có thế-lực, được lòng tin của hai bên, nên trong ba tháng giời vẫn điều-đình được, không đến nỗi sung-đột lắm. Nhưng mà sự cạnh-tranh tất có ngày vỡ-lở ra.

Mối sung-đột thứ nhất là thuộc về việc ngoại-chính Hội-nghị của đảng « công binh » thì phản-đối với cái chính sâm-lược của nhà vua cũ; lâm-thời-chính-phủ thì muốn giữ cái chính-sách đã theo từ khi khai-chiến. Trong chính-phủ có Milioukof cố giữ cái ý-kiến rằng nước Nga tất phải đánh lấy được thành Constantinople (là kinh-đô nước Thổ) thì vận nước sau này mới có thể phát-đạt được.

Đảng xã-hội (tức là đảng công-binh) ngày 5 tháng 5 bèn vận-động để phản đối Milioukof, kịch-liệt đến nỗi lưu-huyết trong thành Petrograd. Sau Milioukof phải từ chức.

Hai bên điều-đình nhau mãi đến ngày 18 tháng 5 mới lập thành một tòa nội-các gọi là « đoàn-kết nội-các » (cabinet de coalition), trong tòa có sáu viên là người của đảng công-binh.