rất nhiều, để đi lùng ngoài bể luôn ; tuy cũng không thể nào canh giữ được cho khắp, nhưng cũng trở ngại được quân-địch, tầm-nã nó, khu-trục nó, có khi nó rắp khởi-hành cái thủ-đoạn độc-ác gì mình chợt đi đến, can-thiệp vào thì nó phải bỏ chạy. Như thế cũng giảm bớt được những số tầu bị hại. Thường thì dùng đại-bác, dùng ngư-lôi, hoặc sông vào đâm, nhưng lắm khi thì có mình đấy cũng đủ làm cho nó phải nớp sợ. Đi săn tầu ngầm như thế thực là một sự đi săn kỳ lạ ở trên mặt bể mông mênh, con vật thường ẩn nấp ngay bên cạnh mình mà mình không biết, khác nào như con thú nằm trong bụi rậm. đợi người đi rồi thò đầu ra. Mà đi săn như thế cũng lắm lúc chán mà nhọc, vì con vật không có mấy khi gặp, mà lúc nào cũng chăm-chăm chú-ý, ngày cũng vậy, đêm cũng vậy, để nhìn kỹ trên mặt nước xem có cái chấm sáng hoặc cái đám tối nào biết rằng quân địch ở gần đấy.
Đến như cái tầu ngầm thì cái cách « làm ăn » của nó lại còn khổ hơn nữa. Trong một chuyến đi, mươi mười hai ngày, kể cả về, thì thuyền-viên lúc nào cũng phải rình-mò, nghé mắt vào trong ống kính mà nhìn khắp bốn phía, xem có « mồi » nào mình có thể làm hại được, hoặc có cái chiến-hạm nào đi tuần để mình tránh, khi nào đã nhìn kỹ thấy trên mặt bể phẳng-lì cả, không có cái vết gì, thì bấy giờ mới dám nổi lên mặt nước, mở cửa ra cho thoáng hơi ở trong tầu, cùng truyền điện thêm vào các máy chứa điện, để xong rồi lại lặn xuống. Nhưng mà những lúc kinh-hoảng cũng nhiều, bấy giờ thì phải lặn xuống nước cho nhanh. Viên quân-quan Đức coi cái tầu ngầm hiệu U-16 có thuật lại với một nhà làm báo người Mĩ cái tình-cảnh ở trong tầu ngầm như thế này : không-khí nặng-nề, đầy những hơi dầu-hỏa cùng hơi lưu-toan bốc lên. Hai mươi, hai mươi nhăm con người chồng-chất nhau ở trong một cái khoảng chật-hẹp như thế thì những thở ra mà cũng đủ ngạt. Ở trong tầu buồn ngủ không thể dừng được, người như ê-chề, chán-chê, vì không được đi-lại vận-động cho nó khoan-khoái. Ăn thì ăn những đồ ăn lạnh, vì làm bếp thì lại phí mất cái sức điện còn dùng để chạy tầu. Ban đem cũng không thể lên đứng trên mặt nước được, vì những tầu đi tuần đi không có đèn lửa, sợ nó đến nơi mình không chạy kịp. Có đứng trên mặt thì bao giờ cũng phải sắp-sẵn để lúc lâm-nguy lặn xuống được ngay, hoặc muốn cho cẩn-thận thì phải lặn xuống tận đáy bể mới ngủ đêm được yên. Có ngày bể phẳng-lặng quá, không thể làm gì được, vì cái ống kính thò lên trên mặt nước, ở xa cũng trông rõ ; có ngày bể sóng gió nhiều, tầu ngầm những điên cùng đảo, giữ mình chưa yên đánh người sao được. Có khi săn đuổi mất công, chờ đợi vô ích, trông thấy chiếc tầu buôn hay chiếc chiến-hạm đi đằng xa mà nó đi nhanh quá hay xa quá, không thể tới kịp. Lại còn phải e-sợ, những thủy-lôi rắc khắp mọi nơi, thủy-lôi của mình cũng có, của người cũng có, vô-ý đâm vào thì xong đời. Đằng-đẵng mấy ngày giời lao-tâm lao-lực như thế, mà đến lúc về cửa bể nhà không ném được trúng cái ngư-lôi nào, không bắn được trúng phát đại-bác nào, thì sấu hổ biết chừng nào !...
Vì rằng tuy cái cách hành-động có tiện-lợi cho tầu ngầm Đức, tuy những tầu bể đi lại vẫn nhiều mà không sợ, song tầu Đức từ trước đến nay đánh đắm cũng chưa được mấy. Bộ Hải-quân nước Anh mỗi tuần-lễ đem công-bố một cái sổ tổng-kế những tầu xuất-nhập các cửa bể cùng những chiếc bị hại vì tầu ngầm Đức, liệt rõ từng tên từng số một, không ẩn-lậu tí gì, thực là hợp với cái tính-cách chính-trực của