Trang:Nam Phong Tạp Chí 2.pdf/31

Trang này cần phải được hiệu đính.
107
KHOA-HỌC BÌNH-LUẬN

chiến-hạm của địch-quốc đến thì đánh đắm được, còn tầu ngầm thì dùng mà giữ những bờ bể cùng của bể của mình, cái tầu địch nào vào lọt được đến đấy thì đánh đắm nốt. Như thế thì nước Anh đến đánh được, cũng khó vậy.

Cứ tính giá 7 chiếc thiết-hạm nhỏ của nước Đan-mạch thì ước là 50 triệu, 12 cái tầu-lặn với 12 cái tầu-ngầm cả thẩy mới đến độ 20 triệu mà thôi. Một cái thiết-hạm nhớn theo kiểu bây giờ mà nặng 2 vạn 3 nghìn tấn thì giá đến hơn 70 triệu. Cứ so-sánh bấy nhiêu số tiền thì biết cái lợi ở đâu, cái bất lợi ở đâu.

Tự năm 1899, ông Goschen đã nói ở Hạ Nghị-viện nước Anh rằng : « Cái tầu-ngầm là cái khí-giới của những nước nghèo, những nước yếu. » Từ bấy đến nay, các nước nghèo nước yêu chưa chịu cho nhời ấy là phải. Sau cuộc chiến-tranh này tất mới hiểu rõ hơn.

Ông Laubeuf ở hội « Thủy quân kiến-chúc » ở thành Bordeaux năm 1907 có nói rằng :

« Nhân-loại ta tiến-hóa còn chậm lắm, phải nên phát-đạt lấy những cách phòng-bị hơn là những cách công-kích. Cái đó cũng là một cái độ đường thứ nhất để tiến đến cái thời-đại có thể bỏ hẳn được sự chiến-tranh.

« Cứ tinh-hình của thế-giới văn-minh ngày nay, thì bàn sự bãi binh để mong được hòa-bình, thực là một cái hư-tưởng hại.

« Muốn bảo-hộ cho cuộc hòa-bình thì chỉ nên tìm cái cách cho nước nào cũng có thể giữ mình được.

« Tầu-ngầm đã được cái danh-dự to gọi tên là cái khí-giới của nước nghèo, cái khí-giới của nước yếu. Nên mong rằng các thủy-quân bực nhì chóng có những hạm-đội nhỏ tầu ngầm.

« Thiết-tưởng nhân-loại sẽ nhớ ơn những nhà chế-tạo đã giúp cho những nước nhỏ, nước yếu có cách giữ minh được đối với những nước nhớn, nước mạnh, thường hay lạm dùng cái sức mạnh của mình. »

Nếu được như thế thì còn gì quí-báu bằng ! Nhưng hiện nay các nước nhỏ chưa có đủ tầu ngầm để giữ mình mà những nước nhớn cường bạo như nước Đức đã chế ra thực nhiều, thả giông dưới bể, để đánh đắm những thương-thuyền vô-tội, mà ngăn-trở sự giao-thông trong thế-giới. Những nhà chế-tạo như ông Laubeuf lúc sáng-nghĩ ra cái tầu ngầm ngờ đâu rằng ngày nay những nước không nên dùng tầu ngầ mà lạm dụng tầu ngầm đến thế. Tiếc thay !

IV

Nước Đức mới khởi đầu chế tầu-ngầm tự năm 1905, kém nước Pháp 6, 7 năm.

Tầu ngầm của Đức đặt hiệu bằng chữ U bên cạnh có chữ số thứ tự (U là viết tắt chữ Đức « Unterseeboot », nghĩa là tầu đi ngầm).

Tầu hiệu U-1, là cái tầu lặn thứ nhất của Đức, thả thử ngày 30 tháng 8 năm 1905. Chế theo lối tầu lặn của Pháp kiểu Aigrette (năm 1902). Tầu U-1 có những đặc-tính như sau này : trường 39 thước, 10 phân ; khoát 3 thước 60 phân, cao 2 thước 80, sức truyển nước 185 tấn trên mặt, 240 tấn dưới nước. Có hai cái động-cơ kiểu Kœrting, mỗi cái 200 mã-lực, sức chạy 11 hải-lý một giờ ở trên mặt, 8 hải-lí ở dưới nước. Tầu có một cái ống phóng ngư-lôi, 3 cái ngư-lôi ngang-giữa 450 li.

Tầu U-1 thử được rồi thì đến năm 1906, bộ thủy-quân Đức mới chế thêm