Trang:Nam Phong Tạp Chí 2.pdf/30

Trang này cần phải được hiệu đính.
106
NAM PHONG

Cứ xem cái bảng trên ấy thì biết trong 13 năm (từ năm 1901 đến năm 1914) cái số tầu-ngầm của các nước đã tăng thêm lên là bao nhiêu. Tổng-số những tầu đã chế rồi hoặc hiện đương chế cả thảy đến 400 chiếc. Các nước bực nhất bực nhì đều có cả. Duy có nước Tây-ban-nha (Espagne), cùng nước Á-nhĩ-nhân-đinh (Argentine) là có thủy-quân mà chưa có một chiếc tầu-ngầm mà thôi.

Như thế thì phàm nước nào có thủy-quân nhớn là chế tầu-ngầm nhiều. Chắc một thứ tầu mạnh, tiện mà rẻ như cái tầu-ngầm, thì nước nào dù nhớn dù nhỏ, dùng cũng là có lợi. Nhưng xưa nay các nước vẫn mê-tin những chiến-hạm 2, 3 vạn tấn, tưởng rằng trong cuộc thủy-chiến chỉ có những giống kềnh-nghê đời thượng-cổ ấy mới là có hiệu-lực, còn những giống cá con thì không được việc gì. Có người chê tầu-ngầm gọi là « bụi bể ». Việc chiến-tranh ngày nay thực đã mở mắt cho những người mê-tin như thế. Từ ngày khai-chiến đến giờ, trừ ra một vài lần có mấy chiếc chiến-hạm nhớn của nước Anh cùng nước Đức giao-chiến với nhau, cũng chưa gọi là những trận hải-chiến nhớn được, còn thì chỉ rặt tầu-ngầm đánh nhau mà thôi. Xem như thế thì biết cái nhiệm-vụ của tầu ngầm trong việc chiến-tranh không phải là nhỏ vậy. Chắc rằng chưa bao giờ thay hẳn những tầu nhớn được, nhưng cái thế-lực rồi mỗi ngày một to mãi lên. Cuộc chiến-tranh ngày nay rồi gây nên một sự cách-mệnh nhớn trong nghề thủy-quân ; cái kết-quả sự cách-mệnh ấy là giảm bớt quyền áp-chế của những vua chúa trong các hạm-đội là những giống thiết-hạm to nhớn lạ lùng vậy.

Hiện nay thì các nước nhỏ không thể chế được những hạng « vô-úy-hạm » (dreadnoughts) cùng « siêu vô-úy-hạm » (superdreadnoughts) 2, 3 vạn tấn, tất đã hiểu rằng cái tầu-ngầm là rất cần cho mình, vì nó là cái khí-giới tuyệt-diệu để giữ thế thủ.

Những thủy-quân đứng vào hạng nhì, như nước Hà-lan, Thụy-điển, Tây ban-nha, Bồ-đào-nha, Hi-lạp, Thổ-nhĩ-kỳ, Lỗ-mã-ni, Bảo-gia-lợi, cùng những nước cộng-hòa ở Nam-Mĩ, đã không thể chế được những chiến-hạm nhớn kinh-phí đến 50, 70 triệu phật-lăng một cái, mà cứ chế mãi những thiết-hạm nhỏ, tự 2500 tấn đến 7000 tấn, thì thực là phí-tiền vô-ích. Vì những tầu ấy kém những tầu nhớn lắm lắm, khi chiến-tranh với một nước nhớn thì không được hiệu-lực gì cả.

Như nước Hà-lan hiện chỉ có những thiết-hạm hiệu Tromp 4500 tấn. Giả thử có việc khởi-hấn với nước Nhật-bản thì những cái thiết-hạm tí-ti ấy giữ làm sao nổi những thuộc-địa Hà-lan ở quần-đảo Mã-lai, đối với những thiết-hạm nhớn của Nhật hiệu Kashima ? Một tầu Katori của Nhật cũng đánh đắm được nửa tá tầu Tromp.

Thử lấy một cái thí-dụ như sau này thì minh-chứng được điều ấy : Như năm 1807, một hạm-đội của nước Anh đến đánh kinh-đô nước Đan-mạch. phá-hoại thủy-quân của nước ấy để báo thù vì đã về bè với vua Nã-phá-luân.

Giả-thiết ngày nay nước Anh cũng lại muốn đánh nước Đan như thế nữa, thì nước Đan chống lại thế nào ?

Hiện bây giờ nước Đan chỉ có 7 cái thiết-hạm nhỏ tự 2500 tấn đến 5500 tấn, cả thẩy có độ 15 chiếc đại-bác. Nước Anh thì có đến 50 cái đại chiến-hạm từ 1 vạn dưởi đến 2, 3 vạn tấn, chỉ lấy ra 5, 6 cái cũng đủ phá-tan được cái thủy-quân ti-tị của nước Đan vậy.

Nhưng nếu nước Đan mà có được 10, 12 cái tầu lặn, 10, 12 cái tầu ngầm, thì có thể lấy tầu lặn mà ngăn những đường khe bể gần vào nước mình,