Trang:Nam Phong Tạp Chí 2.pdf/27

Trang này cần phải được hiệu đính.
103
TRIẾT HỌC BÌNH LUẬN

Cái thiên-tài ấy ông có từ thủa nhỏ, khi lên tám chín tuổi cha đã thường gọi là « ông triết-học nhỏ » (le petit philosophe), vì cái gì ông cũng muốn hỏi cho biết cỗi-dễ nó thế nào. Trong lúc còn ở học nhà trường ông thường theo cái tục các con nhà quí-tộc thời bấy giờ tập cỡi ngựa cùng đấu gươm ; ông liền soạn ngay một bộ sách về nghề đấu gươm (l'Escrime), sách ấy ngày nay lưu-lạc mất không còn nữa. Ông sở-trường nhất là các khoa số-học ; từ khi còn lam học-trò ông đã từng so-sánh số-học với các môn học khác, nhận thấy cái gốc của số-học thực là vững-vàng và bền chặt hơn các môn học kia, mà lấy làm lạ rằng cớ sao từ xưa đến nay chưa ai biết dùng cái gốc ấy mà đặt ra một lối triết-học mới. Trong bụng ông mang một cái tư-tưởng như thế trong mấy mươi năm, kịp đến khi ông theo quân của công-tước đất Bavière ra đóng ở thành Neubourg nước Đứcthì một đêm — đêm ấy là đêm ngày 10 tháng 11 năm 1619 — ông hốt-nhiên, tỉnh-ngộ tưởng như thấu suốt được cái phép-tắc ấy chỉnh-nhiên sác-nhiên như trong số-học vậy. Ông bèn tự nghĩ rằng nếu trong các môn học chỉ có số-học là có cái tính đích-sác như thế, thì sao không đem cái phương-pháp của số-học ra mà ứng-dụng cho triết-học để xét cái cùng-lý của sự-vật ? Bởi vậy ông mới sáng nghĩ ra đại-ý sách « Phương-pháp-luận » này. Sách tuy đến mười năm sau mới xuất-bản nhưng thực là khởi-điểm tự bấy giờ.

Đại-khái sách dạy rằng mục-đích triết-học là để tìm cái chân-lý. Nhưng làm thế nào mà biết được cái chân-lý ? Chân-lý là cái gì mình tư-tưởng sác-nhiên, không còn nghi-ngờ nữa. Phàm cái gì có sác-nhiên mới nên nhận là thực. phàm cái gì đã sác-nhiên là sự thực : đó là cái phép-tắc thứ nhất của triết-học. Vậy thì cái gì còn mập-mờ là chưa đủ tin. Tư-tưởng một sự gì phải nghiền-ngẫm cho thực sâu, cho đến khi trong trí mình sáng-suốt cả, mới chịu nhận là phải ; như thế thì không thể nào nhầm được. Nhưng mà cái sác-nhiên cũng có khi giả-dối, cũng có khi nó nhầm mình được. Không kể phái « ngụy-biện » (les sophistes) là phái những nhà triết-học biết mình là nhầm mà vẫn cứ cố cãi cho được, còn từ xưa đến nay phàm sự tư-tưởng nhầm của các bực tiền-triết lúc xướng ra tất cũng cho là phải, cho là sác-nhiên cả. Bởi sao vậy ? Bởi sự phán-đoán điều phải điều trái không phải là bởi trí-tuệ, thực là thuộc về ý-chí, thuộc về cái chí muốn, sự tự-do của người ta. Chắc là phải có trí-tuệ mới hiểu được các nhẽ, người ngu-tối thì còn biết suy-xét điều gì. Nhưng muốn hiểu cho sác-nhiên thì phải có cái chí muốn, có quyền tự-do mới được. Là bởi cái nhẽ như thế này : trong khi ta tư-tưởng một sự gì thì cái trí-tuệ ta phải nghiền-ngẫm về sự ấy. Cái trí-tuệ ta vốn nó lười ; thường nó lại bị mờ-ám mà không được thập-phần sáng-suốt. Vậy lắm khi nó chưa cứu-xét cái tư-tưởng ấy cho đến nơi đến chốn đã đệ-trình cho ta phán-đoán. Nếu ta cũng lười mà cẩu-thả, nếu trong lòng ta lại thiên nữa, thì ta phán-đoán tất nhầm, không khỏi được. Người đời thường lẫn-lộn sai-nhầm, lấy trái làm phải, lấy trắng làm đen, lắm khi bởi cái ý-chí mình nhu-nhược, không phải bởi cái trí-tuệ mình hôn-mê vậy. Cứ lấy một người bình-thường, trong óc trong sạch không có bệnh-tật gì, trong lòng bình-tĩnh không có thiên-ỷ gì, nếu lại có cái chí cương-cường nữa, thì không lo xét-đoán sai nhầm được. Cái óc mình nó trình bầy mình sự gì, mình có thể muốn nhận thì nhận, muốn khước thì khước, đã sác-nhiên thì cho