Trang:Nam Phong Tạp Chí 2.pdf/25

Trang này cần phải được hiệu đính.
101
TRIẾT HỌC BÌNH LUẬN

vật thì còn không ra được ngoài phương-pháp ấy. Bởi  ậy mà sách « Phương-pháp-luận » (Discours de la méthode) của ông, tuy làm tự năm 1637, mà bên Âu-châu vẫn coi là một bộ nhập-môn tất-yếu của khoa triết-học. Bọn ta ngày nay muốn thiệt-liệp cái tư-tưởng của Tây-phương, tưởng không gì bằng bắt đầu xem sách ấy. Có hiểu cái phương-pháp của triết-học thế nào thì mới có thể giải được các lý-tưởng mới, hội được nghĩa sâu của cái công tư-tưởng Âu-châu tự đầu đời Cận-đại đến giờ. Trước thế-kỷ thứ 15, nghĩa là về đời Trung-cổ cùng đời Cổ-đại, thì cái lối học-vấn tư-tưởng của Âu-châu cũng chẳng khác gì bên Á-châu ta, có nhẽ còn kém mà không bằng ta nữa. Âu-châu mới bắt đầu tiến-bộ nhanh rất dữ như ngày nay là tự thế-kỷ thứ 15 đến giờ. Bởi đâu mà gây nên sự tiến-bộ nhanh như thế ? Thực là bởi công mấy nhà đại-triết xuất-hiện vào khoảng thế-kỷ thứ 15, 16, như ông Bacon[1] nước Anh, ông Descartes nước Pháp vậy. Các nhà ấy đã đưa cái tư-tưởng Âu-châu vào đường chân-chính mà gây nên cái nền văn-minh học-thuật ngày nay. Bởi vậy chúng tôi định dịch trong bản-báo sách « Phương-pháp-luận » của ông Descartes, để hiến học-giới ta một bộ giáo-khoa cao-đẳng, rất đáng học, đáng nghiền-ngẫm, đáng đọc đi đọc lại, cho biết một nhà tây-nho đời xưa đối với sự học nhiệt-tâm mà thành-thực là chừng nào. Ôi ! cái chân-lý có phải là dễ tới được đâu. Trong óc ta thường đầy những tư-tưởng sai-nhầm, đầy những ý-kiến thiên-lệch, phải gột rửa đi cho sạch thì mới đem ra mà đón tiếp cái chân-lý được. Tiên-nho ta ngày xưa cũng đã từng dậy phải hư tâm để cầu sự thực. Nếu trong lòng còn bận những sự thiên-kiên của đời, còn bị cái vật-dục nó mờ ám đi, thì mong sao mà trông rõ được cái chân-tướng của sự-vật ? Sách Phương-pháp-luận của ông Descartes này thực là dậy cho ta cái phép « hư tâm để cầu sự thực » vậy.

Trước khi dịch ta hẵng kể lược cái truyện-ký của ông Descartes, cùng thuật qua cái đại-ý trong sách như sau này.

Ông họ Descartes, tên René, tên la-linh là Cartesius. vốn giòng quí-tộc (chính tên họ nhà ông nguyên là Des Quartes. Sinh năm 1596 ở La Haye, trong quận Touraine. tức là hạt Indre-et-Loire ngày nay. Ông là con một ông nghị-viên ở Nghị-hội thành Rennes. Thủa nhỏ học ở trường của các viên hội Gia-tô (Jésuites) lập ra để dạy con nhà quí-tộc. Sớm ông đã tỏ ra có thiên-tư riêng về triết-học cùng số-học. Thủa thiếu-niên cũng là người chơi-bời lắm, đến năm 1617 nghe nhời cha quyết chí theo nghề quân, bốn năm tòng-sự trong quân-đội của công-tước de Nassau cùng công-tước đất Bavière.

Đến sau đi du-lịch nước Đức, nước Thụy-điển, nước Hà-lan, nước Thụy-sĩ, nước Ý-đại-lợi, rồi ra thành La-mã mà về Ba-lê năm 1626. Ông đã từng được xem việc vây thành Rochelle, đánh đảng tân-giáo-cải-lương năm 1627-1628. Sau việc ấy thì ông bỏ nghề quân quyết chí đem tâm cả vào sự tư-tưởng triết-học, bèn sang ở đất Hà-lan, trước ở thành Amsterdam, sau ra thành La Haye, thành Leyde, đến sau ra ở lầu Egmont là một nơi cảnh-chí tịch-mịch, có thú thanh-nhàn.

Năm 1637, ông xuất-bản sách « Phương-phép-luận » ở thành Leyde. Năm 1641 thì in tập « Mặc-tưởng lục » (Méditations), năm 1644 in sách « Triết-học nguyên-lý » (Principes de philoso-

  1. Tầu dịch là Bồi-càn.