Trang:Nam Phong Tạp Chí 2.pdf/23

Trang này cần phải được hiệu đính.
99
TRIẾT HỌC BÌNH LUẬN

cuốc đống quặng rắn, làm khó nhọc mà chỉ được từng mảnh con con. Cái phương-diện dưới là cái phương-diện của triết-học, mà ví như nhà kỹ-sư đứng ngắm hình-thể một trái núi để đoán-dịnh cái mạch mỏ cùng lượng biết cái giá-trị của nó. Hai phương-diện rộng hẹp thực là khác nhau vậy.

Người Hi-lạp ngày xưa cũng đã phân-biệt rõ-ràng hai phương-diện ấy rồi. Ngày nay sự phân-biệt ấy lại hiển-nhiên hơn nữa. Cái phạm-vi của khoa-học là cái phạm-vi những sự thực-nghiệm ; cái phạm-vi của triết-học là cái phạm-vi những sự lý-tưởng, siêu-việt vô-hình ; hai cái bờ-cõi thật là phân-minh mà không thể lẫn lộn được. Một bên thì là những sự kết-quả nhỏ-nhặt, bao giờ cũng có kiểm-điểm kỹ-càng, những sự nghiên-cứu có phép-tắc mà đúng mực, nhất là có liên-tiếp với nhau, cái gì thử đã chắc rồi mới gữi mà dùng như hòn đá nền để lại sây hòn khác lên trên. Một bên thì dùng sự suy-ức, sự tưởng-tượng để muốn bước nhanh hơn những sự nghiên-cứu tỉ-mỉ, mà xướng được ngay nhời kết-luận về cái nguyên-nhân, cái cứu-cánh của vạn-vật.

Vậy thì nói tóm cả từ đầu có thể giải nghĩa triết-học đối với khoa-học là nghiên-cứu những sự đại-khái rất siêu-việt, những cái đại-nghĩa rất cao-thâm, rất xa-cách với những hiện-tượng bề ngoài. Hay là giải-nghĩa thế này nữa, vừa giản-dị hơn mà lại vừa không sợ hoặc rộng quá hoặc hẹp quá, là nói rằng : triết-học đối với khoa-học, cái tỉ-lệ cũng tức như là khoa-học đối với sự tri-thức tầm-thường vậy.

Nếu khoa-học là nghiên-cứu cái nghĩa chung, thì triết-học là nghiên-cứu cái nghĩa chung hơn hết cả. Nếu khoa-học là nghiên-cứu cái hiện-tượng bề ngoài, thì triếí-học lá nghiên-cứu cái chân-tướng ở trong. Nếu khoa-học là lấy sự suy-nghĩ mà thay vào sự tự-nhiên, thì triết-học là lấy sự suy-nghĩ mà suy-nghĩ cái suy-nghĩ của khoa-học. Nếu khoa-học là muốn giải-nghĩa sự-vật, thì triết-học lại muốn giải-nghĩa cao hơn, mà giải-nghĩa cả khoa-học nữa. Chắc rằng thích-nghĩa chữ triết-học như thế cũng chưa được là rất mực đích-sác, chưa được là cực-điểm phân-minh, như hai với hai là bốn vậy. Nhưng thiết-tưởng cũng đã định được cái phạm-vi của triết-học đối với khoa-học, khu-biệt được phần nào là phần thuộc về triết-học, phần nào là phần thuộc về khoa-học. không sợ nhận nhầm ; như thế thì cũng là tạm đủ vậy.

Nói tổng-kết lại thì phàm sự học không muốn khu vào trong một vòng những sự thực nhất-định, cách biệt cái nọ với cái kia, mà mun thuyết-minh về toàn-thể của sự vật, hoặc là về một bộ-phận nữa nhưng cũng là chủ lấy cái toàn-thể làm mục-đích, phàm sự học như thế là thuộc về triết-học cả.

Đương buổi cái phong-trào chuyên-môn của các khoa-học thịnh-hành như ngày nay, triết-học lại rất là cần lắm. Mỗi người chuyên một môn học, vụ lấy học cho cực sâu, cái đó cũng có hay mà cũng có dở. Hay là vì ngày nay các khoa-học mỗi ngày một nhiều, một đời người không thể học được xuốt, tất phải chia ra thì học mới thành nghề mà sự học mới tiến-bộ được. Dở là vì các nhà chuyên-môn tất chỉ tinh một môn học của mình, trí-thức như hạn-chế trong một cái phạm-vi nhất-định, phàm quan-sát sự vật hay lấy cài phương-diện riêng của môn học mình làm chuẩn, sự học tuy có sâu mà không được rộng. Vậy cần phải có một sự học chủ cai-quát cả các môn học riêng mà trừu lấy cái đại-nghĩa chung, thu cả các nhẽ nhỏ mà họp lại một cái quan-niệm nhớn về thế-giới về loài người : sự học ấy là triết-học vậy.