Trang:Nam Phong Tạp Chí 2.pdf/22

Trang này cần phải được hiệu đính.
95
NAM PHONG

nghiên-cứu, suy-nghĩ như thế ? Là bởi loài người ta có một cái bản-tính khởi-điểm tự các giống cao-đẳng-động-vật, cái bản-tính ấy là tính hiếu biết vậy. Người ta đứng trước cảnh-vật không chịu giữ cái địa-vị khách-quan. Phàm trông thấy cái gì, cũng muốn giải nghĩa nó thế nào. Nhìn không chưa đủ : muốn hiểu xem cớ sao mà mình nhìn nó ra như thế. Vậy thì cái cứu-cánh mục-đích của sự triết-học là muốn thuyết-minh về sự-vật.

Khái-niệm, nghiên-cứu, suy-nghĩ, thuyết-minh. đó là bốn điều chính của sự triết-học. Nhưng mà xét kỹ ra bốn điều ấy cũng còn chưa được phân-minh lắm. Càc nhà triết-học Âu-châu đời xưa đã nói rằng : Phàm muốn định-nghĩa một sự một vật cho hoàn-toàn thì thứ nhất là phải định được khắp cái nghĩa của sự ấy vật ấy, thứ nhì là phải cho cái nghĩa định ấy chỉ hợp với cái sự cái vật mình định-nghĩa mà thôi. Thế thì như ta định-nghĩa chữ triết-học trên kia mới là trúng được một phần thứ nhất, mà còn chưa đúng với phần thứ nhì. Vì không một là triết-học, phàm khoa-học gì chẳng là phải suy-nghĩ, chẳng là phải khái-niệm, chẳng là phải thuyết-minh mà chẳng là phải nghiên-cứu ? Hay là triết-học với khoa-học cũng giống nhau ? Hay là cái định-nghĩa của ta rộng quá ?

Ở Âu-châu, kể từ đời cổ-đại cho đến cuối thế-kỷ thứ 15, triết-học với khoa-học vẫn thường gồm làm một. Về đời Hi-lạp cùng về đời Trung-cổ, triết-học với khoa-học không có phân-biệt nhau bao giờ. Tự đời Cổ-học-phục-hưng (Renaissance), [1] nhất là từ ông Descartes, [2] thì triết-học tức là khoa-học ngày nay, cái mục-đích, cái tôn-chỉ, cái phương-pháp cũng thế. Cái phương-pháp của ông Descartes cũng như cái thực-nghiệm phương-pháp ngày nay, chủ sự hỗn-hợp cả khoa-học cùng triết-học.

Dù vậy mà nếu xét kỹ ra thì từ khi triết-học Hi-lạp mới khởi-điểm, trong tư-tưởng-giới Âu-châu đã thấy phát-hiện ra hai cái phương-hướng khác nhau.

Một bên thì thấy những môn học chỉ chủ xét một cái vấn-đề riêng, mà muốn xét cho khắp, tìm cho hết nhẽ, dùng đủ mọi phương-pháp mà giải cho cực đúng. Chắc rằng cái vấn-đề nào dù đặc-biệt đến đâu, cũng tất-nhiên là phải có một cái kết-luận, mà cái kết-luận ấy tất-nhiên cũng là một cái kết-luận chung. Vì giải-quyết được một cái vấn-đề nào tức là có thể suy-loại mà giải-quyết được cả những vấn-đề cùng một họ với nó. Nhưng cả cái họ ấy nữa cũng mới chỉ là một bộ-phận nho-nhỏ trong toàn-thể những sự những vật nó khêu-giục cái lòng ham biết của người ta. Cả cái bọ ấy cũng làm chìm-đắm trong cảnh-vật mênh-mông, gồm không biết hằng-hà sa-số nào là những họ khác nữa.

Bởi thế mà một bên nữa lại thấy những nhà học-vấn quay về một phương-hương khác, như con bướm bay về nơi ánh-sách thấu suốt cả toàn-thể sự-vật. Không muốn nghiên-cứu riêng một vấn-đề như trên kia, mà muốn lý-hội, muốn giải-nghĩa được cả toàn-thể của Vũ-trụ ; không muốn xét một sự, một vật, một thể-cách riêng của sự-vật, mà muốn gồm hết-thẩy các sự-vật, giải được cái bản-thể của cả vạn vật.

Cái phương-diện trên là cái phương-diện của khoa-học, mà khoa-học đối với sự-thực thì ví như người thợ mỏ

  1. « Cổ-học-phục-hưng » là một thời-kỳ trong lịch-sử Âu-châu, gồm hai thế-kỷ thứ 15 và 16, các nước Âu-châu bấy giờ hết đời Phong-kiến (Féodalité) lại giở về học-thuật của Hi-lạp La-mã.
  2. Tàu dịch là 笛 卡 兒 Ông là tổ triết-lạp nước Pháp (1596-1950), xem bài sau.