Trang:Nam Phong Tạp Chí 2.pdf/19

Trang này cần phải được hiệu đính.
95
VĂN HỌC BÌNH LUẬN

tự Ngụy Tấn về sau, chỉ biết chẻ rọc cái thể, thêu vẽ cái nhời, mà nghĩa-lý mất hết cả ! Nên ta nói rằng làm sử khó có người là thế.

Vả lại người làm sử tất phải hội lấy nhẽ mọi việc chính-trị điển-chương thay-đổi lợi-hại thế nào, cùng việc thành-bại đắc-thất, người hay-dở tà-chính, nhất nhất phải thấu suốt ở trong bụng, rồi sau mới cầm bút mở giấy, phát phàm khởi lệ, định làm một quyển sách, thì sách ấy mới có thể khiến cho người đọc về sau như sinh thời bấy giờ, như tức là người ấy, mà khá lấy làm phép răn. Ví như người thợ nhớn làm cái nhà to, tất trước định quy-mô phương-hướng đã đắc nghi rồi, tả hữu đã ngắm xét rồi, gian giữa gian bên đã đặt nền rồi, bấy giờ mói vào trong rừng trong núi, nhìn rộng xem kỹ, cây nào khá dùng làm gỗ, cây nào khá dùng làm cột, cây nào khá dùng làm rầm làm rui, hòn đá nào khá làm nền làm bực, bèn họp cả các thợ lại, búa dìu đều đập, thừng mực đều căng, chỉ trong khoảng giây phút là thành một tòa nhà thiên môn vạn hộ vậy. Lại ví như nhà lương-tướng dùng quân, kỷ-luật tất phải cho nghiêm, thưởng phạt tất phải cho đúng, hiệu-lệnh tất phải nhất định, tiến lui tất phải đều nhau, đầu đuôi tât phải ứng nhau, vận-dụng khéo cho quân được nhất-tâm, biến-hóa tài không ai suy lượng được, như thế mới kha làm tướng được trăm vạn quân mà điều-lý không lẫn, động tay đủ khiến, binh tuy nhiều mà càng chỉnh, phép tuy kỳ mà thực chính. Ta trộm lấy làm lạ người đời sau làm sử, qui-chế không lập, pháp-luật mang-nhiên, cất chân vấp-váp, chạm việc ngửa nghiêng, như chỉ có cây gỗ một tầm tấc mà không biết sếp đặt, chỉ có một bọn năm người mười người mà sai khiến trái đường, ầm-áo dối loạn, không khá ngăn cấm được, lại còn mong làm nhà nhớn, coi bịnh nhiều làm sao được ? Nên ta nói làm sử khó là thế.

Vả làm cái nhà nhớn tuy nhiều thợ cùng làm, nhưng biết thể-yếu duy có một người thợ nhớn đạc lượng cái tài-liệu mà thôi. Dùng binh tuy quân lính nhiều, các tì-tướng mãnh-dũng, nhưng cầm mệnh-lệnh trong ba quân duy có một ông đại-tướng mà thôi. Làm sử cũng vậy, tuy chưng khảo sách vở, sếp đặt phương sách có nhiều, mà cầm bút mở giấy, phát phàm khởi lệ, cũng chẳng qua một người lương-sử mà thôi. Tôi lại lấy làm lạ rằng những người làm sử đời sau, không nghe thấy ai là có cái học bác-thông chư-sử, chưa được biết ai là có cái tài « bút-tước chi pháp ». Làm sử chia nhau ra mà cùng đi cóp nhặt, thì ai ai cũng có thể làm được, người đi đã có người kia lại, thường thường một quyển sách chưa thành mà đã quay tay đến mấy mươi trăm người,hết ngày qua thời, mà rút lại cũng đến không thành được.

Ôi, nhà lương-sử phải mấy trăm năm mới thấy một lần. Nếu ai ai cũng làm được thì cái tài trong thiên-hạ không phải là khó nữa, ông Tử-Trường, ông Mạnh-Kiên nối vai nhau mà phát-hiện ra vậy. Họp những thợ vụng lại mà làm một cái đồ dùng, họp những bọn nhu-phu lại mà coi một quân, thì đồ dùng khỏi méo sao được. quân khỏi thua sao được ? Thế cho nên có họ Tư-Mã, họ Ban, họ Âu-dương, làm người đại-tượng, người lương-tướng thì sách Sử-ký, sách Hán-thư, sách Ngũ-đại sử mới thành được Sách Tân Đường-sử không phải tay họ Âu-dương định, nên sánh với sách Ngũ-đại sử không bằng. Như thế thì phàm nhà chuyên-học về sử phải là người có tài trong thiên-hạ, như ông Tăng Củng nói : sáng đủ lấy khắp được nhẽ