Ông Mạnh-Tử nói : Tin cả ở sách thời chẳng bằng không có sách. Ta đối với các nhà làm sử cũng nghĩ như thế vậy. Nhưng thế thì làm sử há lại không có phép ư ?
Làm sử là nhờ có hai thứ : một là quốc-sử, hai là giã-sử. Quốc-sử là bởi các quan biên-chép, hoặc phô-trương thái-quá, hoặc ẩn-hủy không tường. Xét công-tội những bực quần-thần, đầu đuôi ngành-ngọn mọi việc, nhiều khi không được hết nhẽ, không thể không tham chứng giã-sử được. Mà giã-sử ấy thì thường lại hay theo cái lòng yêu ghét riêng, bầy cái ý-kiến riêng của người làm sử ; hoặc nữa không có tật gì, mà thường thường lại phải nhời không được đạt, ý không được thông, việc không được sác. Một việc mà mỗi người chép một khác, một người mà khen chê không giống nhau. Than ôi, người trông thấy nói một khác, người nghe được nói một khác, ta biết đâu làm phải vậy thay ! Kinh Thư nói rằng : « Ba người cùng đoán, nên nghe nhời hai người. » Ta lấy hai người làm phải thì ta theo nhời hai người. Ta lấy hai người không phải thì ta lại theo nhời một người. Nhưng dẫu bấy nhiêu người cùng phải cả, nhời nói cũng chưa đủ theo hết được, lại phải xét đến đời người mới được. Như một việc tất có thủy-chung một việc, một người tất có lai-lịch một người. Gồm lấy cái thủy-chung ấy, hạch lấy cái lai-lịch ấy, bàng-tham hỗ-chứng, mười phần cũng có thể biết được tám chín vậy. Đức Thánh nói rằng : « Chúng yêu ta cũng nên xét, chúng ghét ta cũng nên xét. » Ta xét mà khá yêu, cũng chưa tất là không khá ghét, ta xét mà khá ghét cũng chưa tất là không khá yêu. Chúng không thể xửa lại được, mà cũng không nên quá theo. Ta phải để mình vào cái địa-vị ấy, lượng cái tình mà đạc sự biến, ấy bàn việc đời phải như thế. Ta đã xét cái đời người ấy thế nào rồi, ta lại nên ám-tưởng cái đời người làm giã-sử ấy thế nào nữa ? Là người hay, hay là người dở ? Nhời bàn phải hay là trái ? Là người trong cuộc ? Là người thân trông thấy, hay là người xa nghe được ? Cái việc làm ấy là phải làm mà làm, hay là không phải làm mà làm ? Xem cái ý bầy-bàn, xét cái cơ khen chê, chứng vào sách khác, tham vào quốc-sử, hư-tâm mà cầu, bình-tình mà luận, mới biết rằng ở trong có cái khá theo, có cái không khá theo, mười phần cũng được tám chín phần vậy.
Than ôi ! sử làm khó như thế. Mà tự cổ dĩ lai, các nhà làm sử không mấy người được trọn vẹn cả mà không sai điều gì. Ông Tăng Củng 曾 鞏 nói rằng : « Xưa gọi nhà lương-sử ấy, sáng tất phải đủ khắp được nhẽ muôn việc, đạo tất phải đủ thích cho thiên-hạ, trí tất phải đủ thông những ý khó biết, văn tất phải đủ phát những tinh khó hiểu, nhiên-hậu mới gọi được là sứng-đáng. » Lại nói rằng : « Sử ấy là để sáng đạo trị thiên-hạ. Nên người làm sử tất phải có tài trong thiên-hạ, nhiên-hậu mới gọi được là sứng-đáng. » Như thế mà xét thì người làm sử há chẳng khó có vậy thay !
Tự xưa sưng là lương-sử ấy, không ai hơn hai nhà Mã, Ban. Nhưng học Tư-Mã tuy có cái tài hùng-kiệt, chùm khắp trăm đời, mà không khỏi điều phải điều trái lẫn-lộ, câu nhặt câu chép sai nhầm ; thế thì cái trí tuy đủ thông được những ý khó biết, cái văn tuy đủ phát được những tình khó-hiểu, mà cái sáng chưa đủ khắp được nhẽ muôn việc, cái đạo chưa đủ thích-dùng cho thiên-hạ. Đến như văn họ Ban, so với họ Tư-Mã lại còn không bằng. Ôi, hai nhà Ban Mã, há chẳng phải là những bực có tài trong thiên-hạ ư ? Mà còn có điều sở-hám như thế, huống là những nhà làm sử