Trang:Nam Phong Tạp Chí 2.pdf/14

Trang này cần phải được hiệu đính.
90
NAM PHONG
tu làm hộ-khán ở nhà thương Hà-nội, con gái út ở nhà thì đã có người giạm mặt. Ông bà song toàn, một nhà vui vẻ. Ông tính cương-trực, một lòng giữ tổ-truyền trong nhà. Bà hiền-từ một lòng thương con yêu chồng. Cả nhà ăn ở hòa-thuận, rất mực thương yêu nhau, tưởng không gì bền chặt bằng. Bỗng đâu sẩy ra một truyện, tan nát cửa nhà. Người con giai thứ hai tên l Marice từ khi ở kinh-đô-về tập sự ở nhà luật-sư Frasne, đã được ngót nửa năm. Luật-sư có bà vợ vốn đa tình, khi trước vị ép-uổng mà lấy ông, nhưng lòng chẳng ưa lòng, nên vẫn khao-khát nỗi lòng. Vậy bà chủ với thầy tập-sư không bao lâu mà sinh mến nhau, rồi đến thành mê nhau. Ông bà Roquevillard xem ý biết sự nguy hiểm cho con, muốn tìm cách ngăn-giữ, nhưng nước đã đến chân không được nữa. Nhân một hôm luật-sư đi xa có việc, anh chị răp nhau trốn sáng Ý-đại-lợi để phỉ tình loan-phượng. Khi đi bà luật-sư có lấy của chồng 10 vạn quan để tiêu dùng ở đất khách. Thầy tập-sự cũng vấu-víu chỗ nọ chỗ kia được mấy nghìn quan để cùng đi. Nguyên cái 10 vạn quan ấy là duyên-do thế này : Khi ông luật-sư lấy bà thì bà nhà nghèo sa-sút, không có tiền « đốt » [1] Nhưng ông mê nhan-sắc bà, không vị cớ ấy mà không lấy. Trong luật có điều rằng vợ chồng có phép cho của nhau được. Vậy bà không có « đốt » để cho trước pháp-luật hai bên ngang nhau, ăn ở với nhau về sau cho dễ. Khi làm hôn-ước ông viết cho bà 10 vạn làm của riêng. Cứ theo luật thì cái tiền ấy cũng coi được như là của riêng người vợ, trừ khi li-hôn thì mới hoàn lại người chồng mà thôi. Bởi vậy bà vẫn tưởng cái tiền ấy là của bà, muốn lấy lúc nào cũng được. Nên khi đi cứ đem đi, tưởng cái quyền mình được thế, không ngờ có thể sinh sự về sau được. Hôm sau luật-sư về thấy vợ mất tiền mất, căm-tức lắm. Pháp-luật sẵn trong tay, nghĩ ngay một kế báo thù quân bất-lương một cách thật đău. Nhưng cứ trong luật thì vợ ăn trộm của chồng không phải là tội. Như thế thì đành không làm gì được vợ, phải hại riêng một nh nhân-ngãi vậy. Nhưng cái tội quyến-dụ vợ người cũng chưa là tội nặng, phải làm thế nào cho người ta nghi rằng cái mười vạn quan ấy, chính tay anh nhân-ngãi ăn trộm, vừa dỗ vợ chủ, vừa cướp tiền chủ, thì mới thành án to được. Nghĩ được kế liền phát đơn thưa ngay. Tòa án sử Maurice Roquevillard, một năm tù, nhưng vắng mặt thì lập án khuyết-tịch. — Sự-tình như thế, nghĩ đến nhà Roquevillard mới sót-sa. Tiếng-tăm ấy đợi đến bao giờ cho tắt ! Ô-danh này rửa đến bao giờ cho sạch ! Thế là công-nghiệp ông cha, mấy đời danh-dự, nhất-đán ra ro cả, chỉ vị một cớ con dại, mắc tiếng oan-vu. Dù thế nào cũng phải gỡ được cái án này mới nghe ! Dù thế nào cũng phải vớt lại cái tiếng thơm một họ, giữ lấy cái hương-hỏa tinh-thần của tổ-tiên đời trước để lại, mà vì cái án oan này có cơ nguy-vong mất. Không phải rằng sợ hình-ngục khổ cho một người, nhưng sợ tiếng-tăm hại đến một họ. Vì vậy suốt một nhà nhất-tâm để cứu lấy một người, ai nấu đều quên cái lợi hại riêng, mà chỉ nghĩ đến vận-mệnh chung. Bà mẹ vốn yếu đuối, nghe thấy tin như sét đánh ngang tai, nửa thương nỗi con, nửa cực nỗi nhà, không được mấy lâu mà tạ thế. Người anh cả coi binh ở thuộc-dại, xin đổi đi đóng nơi hiểm-yếu, để chóng lập công-danh, rửa tội cho em, chuộc tiếng cho nhà. Sau chẳng may lam-chướng mắc bệnh chết ở rừng Phi-châu. Người em gái bên giường mẹ

  1. Tiếng tây là dot, là tiền tống-gia về nhà chồng.