Trang:Linh Nam dat su 2.pdf/50

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 48 —

nếu chửa về đến nơi, thời dẫu ông đứng cổng làng đợi trông thủng mắt ra cũng chẳng về; ông nay tuổi tác già-nua, nếu cứ lọm-khọm ra ngoài ấy, ngộ xẩy chân ngã quay ra đấy thời chả làm hại cho thân già này lắm ư!

Trương thái-công nói:

— Ta không phải là không biết thế, chỉ nghĩ rằng Hoàng-lang khi từ-biệt ta, ý hắn cũng nóng muốn trở về, nay sao đã quá kỳ rồi mà không về, nên ta lấy làm nghi ngại lắm.

Long-thị nói:

— Tôi nghe người cô Hoàng-lang sinh được mấy đứa con đều mất dạy cả, hoặc giả có sinh-sự gì chăng, nên phải ở đó để giúp đỡ hộ, cũng chửa biết chừng. Ông cứ ở trong nhà trong cửa mà đợi anh ta, cần gì phải cứ lọm-khọm ra ngoài cửa làng trông ngóng đến mãi tối đêm tối mò, để cho tôi lại càng lo thay cho ông nữa.

Trương thái-công nói:

— Bà nói thế cũng phải.

Từ bấy giờ Trương thái-công không hay đi ra cửa làng nữa, chỉ ở nhà mong đợi. Ngày tháng như tên, thoi đưa thấm thoắt, vụt cái đã hết đông sang xuân, lại vừa đầu năm mới. Từ khi sang năm mới, không ngày nào là không mưa, làm cho Trương thái-công ngồi đứng không yên, rất là buồn bã, vậy có thơ rằng:

Giọt thềm thánh-thót mấy đêm qua,
Buồn bực ai hay biết đó mà.
Bóng nhạn tuyệt-vời non biển cách,
Tờ ngư nhắn-nhủ nước mây xa
Lạnh-lùng bên trướng cơn giông giật,
Tầm-tã cành tiêu giọt nước sa.
Đêm ấy đêm nào trời tối mít,
Chiêm bao non nước biết đâu là!

Đến đầu tháng ba, mưa dầm mới tạnh, Trương thái-công lại muốn ra đầu làng để trông ngóng, Long-thị ngăn giữ lại. Trương thái-công phải ngồi ở nhà buồn bực một mình mãi đến khi chiều hôm, trời lại phơi-phới lun-phun đổ mưa xuống, Trương thái-công buồn bã không muốn ăn cơm chiều nữa, bèn cứ để cả áo đi nằm ngủ, chừng đến trống canh hai, vụt nghe thấy tiếng reo, vô-số quân giặc ở đâu kéo ập ngay vào nhà,