Ác kia có thể đánh một trận mà báo-thù được. Nếu như bây giờ đương lúc nhuệ-phong quân giặc còn đương mạnh, mà ta vội đem quân đến đánh, thời tổn hại rất nhiều, tiểu-tướng nghĩ là chưa nên. Xin Công-chúa hãy nhẫn-nại đợi ít ngày nữa mới phải.
Đặng Bưu nói rồi từ trở ra Lý công-chúa nghĩ cũng chột dạ về sự lầm lỡ khi trước phải quân Thiên-mã đánh thua, nên cũng phải nghe lời Đặng Bưu. Song hễ lúc nào Công-chúa nghĩ đến Phùng-Ngọc phải quân Thiên-mã làm cho chết thảm-hại, thời trong bụng lại thương đau, nước mắt ràn rụa, thấm ướt cả áo khăn. Một hôm mở hòm xét thấy những bài thơ đề vịnh của Phùng-Ngọc và cái tờ mạo-thư của Lưu Hạc-Linh, Công-chúa lại mở ra đọc, thời tự-nhiên lại nức nở khóc thất-thanh thương xót vô chừng. Hai tên thị-tì là Xuân-Hoa, Thu-Nguyệt chạy đến khuyên giải trăm triều, Công-chúa mới dựa gối nằm nghỉ. Trong lúc mơ màng chợt nghe tiếng địch véo von thê-thảm, sực tỉnh giấc nồng, trong bụng bâng khuâng vơ vẩn, ngồi trong phòng một mình, nghĩ vơ nghĩ vẩn rồi chạy đến trước án, thấy một tờ giấy hoa-tiên bèn cầm bút đề rằng:
Giở mảnh vân-tiên giọt lệ đầm,
Những rầu đa-bện nảnh sầu ngâm.
Véo von tiếng địch đâu bay tới,
Thêm ngán tình xưa nỗi xót thầm!
Công-chúa đề rồi, ngâm qua một lượt, lại càng buồn bã, vứt bút đứng dậy, dời bước ra ngoài lan-phòng rồi đi đến hiên sau để xem thử là ai thổi sáo. Khi đến trước hiên trông ra thì là hai tên tì-nữ: Xuân-Hoa, Thu-Nguyệt vì thấy Công-chúa suốt ngày thương khóc, trong bụng vẫn thường áy-náy, vừa thấy Công-chúa ngủ yên, hai tên tì-nữ bèn sẽ bước ra ngoài hiên đứng dưới cây bích-đào giải-muộn, chợt thấy trước hiên treo cái ngọc-địch. Xuân-Hoa bèn lấy xuống bảo Thu-Nguyệt rằng:
— Em thử hát lên mấy câu, để chị thổi sáo này hòa theo chơi một lúc giải buồn nên chăng?
Thu-Nguyệt nói:
— Ừ, hòa chơi một lát cũng hay!
Nói rồi, hai người tì-nữ, bèn cùng nhau kẻ xướng người họa theo dịp hòa ca Lý công-cha bước ra trông thấy sợ làm cụt mất hứng-thú của hai tên tì-nữ, lại sẽ trở gót vào phòng. Cứ y