Trang:Linh Nam dat su 2.pdf/194

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 192 —

Lại cứ bộ thạch-bản của Tàu thời bảo Phùng Ngọc ở Trào-châu đến Huệ-châu, cũng phải đi đến năm sáu trăm dặm đường trở lên, không phải là một ngày đường đã đi tới được. Vả lại cứ như bộ thạch-bản chép thời là Phùng-Ngọc tự Trào-châu đến Huệ-châu là tự phía đông đến phía tây, chỉ đi xung-quanh trong địa-giới tỉnh Quảng-đông, hà-tất lại phải đi vòng quanh qua Tràng-sa (tỉnh Hồ-nam) nữa? Thế thời hai bộ dật-sử chép đều không đúng sự-thực cả. Song cái vấn-đề ấy là quan-hệ về cái giá-trị bộ dật-sử, xưa nay các nhà làm tiểu-thuyết thường hay bịa-đặt ra để cho thích ý người xem không cần phải biện-bạch làm chi nữa.

Chúng ta chỉ xét những điều ngờ là: Bộ thạch-bản Tàu bảo Phùng-Ngọc là người Quảng-đông, tự phía đông mà sang phía tây là chỉ đi quanh trong địa-giới tỉnh Quảng-đông. Bộ dật-sử ta bảo Phùng-Ngọc là người Châu-phong nước ta, tự phía nam mà sang phía bắc là tự Phong-châu sang Quảng-đông. Còn như Tây-viên lão-nhân thời không biết là người tỉnh nào, không thấy nói rõ; chỉ ở trong bài tựa sách thạch-bản nói rằng lão-nhân sang phía nam chơi Vĩnh-an được bộ dật-sử này, thế thời là chơi huyện Vĩnh-an thuộc về Huệ-châu tỉnh Quảng-đông, hay là huyện Vĩnh-an thuộc về phủ Bình-lạc tỉnh Quảng-tây đó mà thôi. Và trong dật-sử chép nhiều tiếng quan-hoại, mà tiếng quan-hoại là tiếng thường dùng ở nước Tàu, chính lão-nhân là người Tàu ở phương Bắc mà sang chơi tỉnh phương Nam, đã là người Tàu thời chép sách dùng quan-hoại cũng là sự thường, không phải chú-thích chi nữa, cần gì trong phàm-lệ lại còn phải chua rằng chữ « vô » chép là « mậu », chữ « như thử hảo » chép là « như cảm hảo », chữ « huynh » gọi là « biểu » làm gì nữa. Vả lại trong hồi thứ IV có bài thơ tán rằng « Dũng như Trưng, Nhị », có lẽ nào