Trang:Linh Nam dat su 2.pdf/192

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 190 —

« Theo Thánh-sơn-chí thời dùng nhiều tiếng Thổ Mán.. Những chỗ nào dễ hiểu thời cứ để vậy. Chỗ nào không hiểu được thời mới dịch ra chữ Hán v. v. » Còn đến như năm với ngày tháng thời bản viết của ta đề là: « Hoàng-Việt Hưng-long ngũ niên » (1297); mà thạch-bản Tàu thời đề là: « Thanh Kiền-long giáp-dần niên » (1794). Xem thế thời bản của ta nói rõ tên người trước-thuật như là Ma Văn-Cao, mà tên người dịch là Trần-triều Chiêu-văn-vương. Thạch-bản của Tàu thời tựa hồ như tay một người làm ra, mà chỉ đề là: « Tây-viên lão-nhân », chớ không rõ họ tên người làm sách là gì, và xét đến chứng-cứ cũng chưa đủ. Vả lại bản dật-sử của ta ra đời trước bộ dật-sử thạch-bản của Tàu 497 năm, mà nguyên làm ra bộ dật-sử ấy là Ma Văn-Cao, lại là ông tổ năm đời trước thời ấy, ước chừng trước Tây-viên lão-nhân hơn sáu trăm năm, quyết-nhiên không có lẽ nào mà ông Ma Văn-Cao với Chiêu-văn-vương lại đạo-tập của Tây-viên lão-nhân, nếu bộ dật-sử này mà không phải của Chiêu-văn-vương chăng nữa, thời Chiêu-văn-vương cũng không có can-thiệp gì đến vậy.

Bản dật-sử của ta thuật sự-tích trong truyện phát-sinh ra từ đời Lý Nhân-tôn niên-hiệu Thái-ninh thứ hai, ngang với đời Tống Thần-tôn bên Tàu niên-hiệu Hi-ninh thứ sáu (1073). Bộ thạch-bản của Tàu thuật sự-tích trong truyện phát-sinh ra về khoảng năm Vạn-lịch (1573 — 1619) đời nhà Minh, hai đàng cách nhau hơn 500 năm. Song xét ra người Tàu đến triều Minh mà trong cõi Quảng-đông sao hãy còn nhiều quân giặc Mán bàn-cứ các sơn-trại như thế, việc đó cũng đáng ngờ là sự-tích ấy không phải ở về triều Minh. Nhưng lại xét tình-trạng quân thổ-phỉ bên Tàu xưa nay thời cũng không lấy gì làm lạ. Xét về bản dật-sử của ta, thời nước ta mới đến triều Lý mà đã có một cậu học trò mười bảy tuổi như Hoàng