Trang:Linh Nam dat su 2.pdf/174

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 172 —

Hoàng Nhượng nói:

— Nhượng này vì cha mẹ mà phải đi báo cừu chớ có công cán gì đâu. Bấy lâu theo hàng-trận, nhờ được uy-linh thiên-tử và lệnh chỉ-huy của tướng-quân, chớ có công-trạng gì. Những điều ân-sủng quá bản-phận mình, lẽ nào tôi lại dám nhận.

Phùng-Ngọc nghe nói càng thêm kính-phục đem nghìn vàng ra tặng. Hoàng Nhượng từ trối hai ba lần không được, phải nhận lĩnh lui ra, gọi bảo người nhà đem linh-cữu Khải-Ngu, Khải-Lỗ rước về hợp-táng ở Lâm điền Trướng-bát-lĩnh về phía tây huyện. Quan Tri-huyện Trần Triết sai lập bia đá đề 11 chữ « Đại-Tống hiếu-tử Hoàng Khải-Ngu Khải-Lỗ chi mộ ». Về sau Hoàng Nhượng mất thì táng ở Ngưu-đường Đại-sơn-đầu về phía bắc huyện. Mộ không có bi-kiệt gì cả, thế mà người đi đường ai cũng biết là mộ Hoàng hiếu-tử. Sau Khuất Đại-Quân đi qua trước mộ có đề vào đá rằng:

Cha hiếu sinh con hiếu,
Cha con một nhà hiếu.
Ngưu-đường cùng Tây-lâm
Hai mộ còn để dấu.
Người qua dưới bóng cây,
Ai là không trỏ bảo.

Hoàng Nhượng khi đã táng hai con rồi lại viết thư nhờ Phùng-Ngọc đưa lên Ngô đốc-phủ để tâu về thiên-tử, xin lập huyện Vĩnh-an để trấn-thủ cho phương-dân ở đó Lời thư lược rằng:

« Cổ-danh thuộc huyện Qui-thiện, Cầm-giang thuộc huyện Trường-lạc, là nơi đất hiểm-yếu liền những núi non, chính là nơi sào huyệt cho kẻ hung-đồ. Vả lại cách nơi huyện-lỵ đến hơn hai trăm dặm, quân giặc nó nổi lên một cái thì dân không trông nhờ vào đâu được. Vậy xin lập ra một huyện để yên họp lấy dân, tuy là khó nhọc một ngày mà yên ổn được đến vạn-thế. »

Phùng-Ngọc đem thư ấy trình Ngô Đốc-phủ, Ngô Đốc-phủ cho làm phải tâu về triều-đình. Hoàng-thượng cả mừng liền cho Hoàng Nhượng đốc-sức khởi-công. Hoàng Nhượng vâng mệnh, mộ phu đắp thành, lấy quân-pháp đốc-thúc, chia lao dật cấp lương-thực, thuổng cuốc đủ, ván đắp đều, qua bốn tháng mà đắp xong thành. Nhượng thọ 81 tuổi, lên bậc thượng-thọ trong ngôi hương-ẩm. Khi mất rồi, có chiếu vua tinh-biểu tận nhà,