thẳng ra Tam-giác đánh úp lấy, thì có thể bắt được Phùng-Ngọc. Đã bắt được Phùng-Ngọc rồi thì liền đem binh ra Bạch-khê vòng ra đàng sau quân giặc, chẹn lấp các nơi hiểm-yếu tuyệt hẳn đường về. Tôi cùng với Hoàng Doãn bấy giờ mới mở cửa ải ra phấn-kích, ấy là cái kế phản-khách vi-chủ, dẫu quân Dao-man mạnh đến đâu cũng không bay thoát được.
Lam Năng cả mừng mà rằng:
— Bấy lâu ngươi hoạch ra một kế-sách nào, ý-tưởng người thường không ai nghĩ đến được!
Ngày hôm sau. Lam Năng liền điểm binh khởi đi, và đem theo Tần, Diệp các kiêu-tướng cùng xuống núi trông về phía Tam-giác mà kéo đi. Khi bấy giờ đương mùa đông rét mướt. mây sầu tối đất, khí chướng ngất trời. Vậy người trước có bài phú Ngữ-chướng, lược dịch như sau này:
Nguyên là: Lĩnh-nam lãnh-khí, thấp-nhiệt huân-chưng, độc cây nọc rắn, uất-kết vô-chừng.
Có lúc: Bốc lên nghi-ngút. như khói như mây, tối mù non nước, thảm-đạm cỏ cây.
Nếu mà trúng phải, liền phát bệnh ngay, khi nóng khi rét, buồn bã chân tay.
Nếu uống lỗi thuốc, khó chữa được nào, có phép trâm trích, chỉ dùng tiêm dao.
Ấy phép Ngữ-chướng, truyền lại đã lâu ai đi đến đó phải biết mà cầu.
Khi Lam Năng kéo quân gần đến Tam-giác, sai người do thám, quả có một toán quân đóng ở trong xóm giữa, ngọn cờ bay phấp-phới thoáng trông thấy hai chữ: « Đại-súy » to tướng, Lam Năng cả mừng, liền thúc binh-mã kéo xông lên. Một ngựa đi lên trước, phá toang cửa viên-môn, thấy trong là một trại không, biết là trúng kế. Lam Năng liền đem quân lui ra, chợt đâu một tiếng pháo liên-châu nổ ầm lên, bốn mặt núi tiếng reo xô-xát ầm-ầm lên như sấm, không biết là bao nhiêu binh-mã bổ vây kéo lại, thoạt-tiên trông thấy một tướng mặt đen như chôn nồi, tiếng vang như sấm động, tay sử một cây Bát-quái tuyên-hoa-phủ, ra chặn ngang đường đi, thét lên rằng:
— Bàn Ma-La ở đây!
Lam Năng liền đem Diệp, Tần chư-tướng hăng-hái liều chết mà đánh. Ma-La giơ búa ra nghênh-địch, đánh nhau được