Trang:Linh Nam dat su 2.pdf/133

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 131 —

Dưỡng-Khiêm bèn đem tình-trạng ấy dâng sớ về tâu vua. Thần-tôn xem sớ cả giận, lập tức sai quân phi-kỵ ra bắt đem gông Súc Nục điệu vào Kinh để xử-trảm. Và giáng chỉ-dụ giao cho Lục-bộ hội-nghị cử lấy người ra thay Súc Nục. Lục-bộ tâu cử Ngô Quế-Phương. Thần-tôn chuẩn theo lời tâu, lại cho Ngô Quế-Phương làm Lưỡng-Quảng Tổng-đốc, trách-cứ phải bình giặc cho xong. Quế-Phương vâng mệnh phải kíp đi phó-nhiệm, khi đến tỉnh-thành, đốc-sức tướng-sĩ chia đóng đồn các nơi yếu-hại, đuổi bắt quân du-tặc, chiêu an kẻ lưu-dân, chẩn tuất cho kẻ bị thương phải dấu, đắp-điếm cho kẻ nát thịt phơi xương; chỉnh quân sắp ngũ, để từ-đồ mưu tiến-thủ, dân-tình mới hơi yên ổn. Thực là:

Chín lần trời xuống phúc-tinh,
Muôn dân mới thỏa chút tình yên-vui.


HỒI THỨ XXV

Báo thù cha, Hoàng Nhượng hiến kế,
Cảm ơn vua, Phùng Ngọc dấy quân.

Ngô Quế-Phương từ khi đến Lưỡng-Quảng luyện-tập binh-lính, từ-đồ lo việc dẹp giặc. Khi ấy ở quận Tam-giang xã Trung-trấn có một người hiếu-tử tên là Hoàng Nhượng, hiệu là Tốn-trai, sinh được hai người con: Trưởng là Khải-Ngu, thứ là Khải-Lỗ. Hoàng Nhượng vốn là người rất hiếu, khi 16 tuổi, cha mẹ mất liền, Hoàng Nhượng khóc lóc đến nỗi quên ăn quên uống, hình gầy như hạc; tự mình đi đội đất đắp mồ, làm túp ở tại bên mồ ba năm, hết tình thương nhớ. Ở với anh là Hoàng Khiêm thực là yêu mến hết lòng. Khi giặc ở Tam-đô nổi lên, Hoàng Khiêm phải tướng của Lam Năng là Diệp Thiên bắt được đem về sơn-trại, để đòi tiền chuộc. Hoàng Nhượng nghe tin, bèn dốc hết cả của tư-nang được hơn 300 lặng bạc, thân đem đến trại giặc chuộc anh đem về. Lam Năng thấy Hoàng Nhượng có sẵn bạc tưởng là một nhà giàu; lại nghe truyện khi trước cha mẹ Hoàng Nhượng chết, Nhượng ở ấp mồ ba năm thì hẳn là người con hiếu; nếu đem đào lấy hài-cốt cha mẹ y lên giữ làm của tin, thì chắc là y phải đem hàng đống bạc lại chuộc. Lam