Trang:Linh Nam dat su 2.pdf/123

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 121 —

đâu, lại còn đòi tiền lễ trát sai, tiền hành-lý, tiền lễ tạ, đến hàng trăm khoanh thứ tiền; giặc chửa thấy nã được đâu, mà ruộng vườn lại bị bán sạch hết cả. Ấy bị giặc cướp chẳng qua là bị giết người lấy của, giặc đi rồi thì thôi. Chớ như lên cáo quan thời muốn chết cũng không được; mà muốn sống cũng không được, bao nhiêu tiền của là hết nhẵn, mà đến hàng năm hàng tháng còn đà-lụy mãi ở chốn nha-môn, cực-kỳ là khổ-nhục nghĩ như thế thì thà chết đi cho rồi!

Người thiếu-niên ấy nói rồi lại khóc. Xuân-Cập nghe nói bùi ngùi rỏ nước mắt, ngảnh lại bảo người nhà lấy ra và lạng bạc. lại hướng vào các người hương-thân quyên lấy thêm vài lạng nữa, giao cho người thiếu-niên mà bảo rằng:

— Ngươi hãy mua lấy mấy cái quan-tài. liệm-táng vợ và chị dâu đi. Rồi ta sẽ vì lũ ngươi cầu các quan trong triều tâu lên xin phát-binh ra vì lũ ngươi dẹp giặc.

Thiếu-niên nghe lời vái tạ. Xuân-Cập trở về đến nhà, làm ra hai tờ phong-thư: một phong gửi cho quan Đại-học-sĩ Thời Trung-Hàng, một phong gửi cho quan Thị-lang là Lưu Đông-Hưng, sai người nhà sớm tinh-sương đem thư vào kinh để phân-tống. Thời, Lưu hai người nguyên là bạn chơi với Xuân-Cập tiếp được lai-thư, bất-giác cả kinh, liền làm tờ sớ tấu và đính theo cả cái thư của Xuân-Cập, dâng lên vua xem. Vua cả giận, xuống tờ chiếu thiết-trách các quan hữu-ti. Đại lược rằng:

Triều-đình đặt ra binh lính cốt để giữ dân, dân đã không giữ được, thì đặt binh ra làm gì? Nay các tỉnh ngoài biên-thùy cho việc giảng-võ làm không cần, cứ để cho giặc-giã mà không dẹp. Nếu cứ dung-túng cho quân-giặc mà không trừ diệt sớm đi rồi hẳn gây nên vạ lớn, Thế mà cứ ẩn-nhẫn bỏ qua, khinh-nhờn như thế thực là đáng ghét!

Sắc cho Lưỡng-Quảng Tổng-đốc Súc Nục, phải tốc-phát ngũ quân, khắc-kỳ hội-tiễu, kỳ cho bình-định mới nghe. Nếu còn trông ngóng dùng-dằng, thì trị-tội bất-xá!

Chiếu thư xuống đến nơi, làm cho Súc Nục thất-kinh luống-cuống không biết giở ra làm sao, liền họp các quan thương-nghị việc tiến binh, chia binh ra làm hai đường để tiến-phát; một đường tự Hải-phong ra Nga-phụ để tiến đến đánh Nam-lĩnh; một đường tự Hà-nguyên tiến đến đánh Phật-tử; cho Lý Ứng-Tường