— Hiền-tế mưu chước thật là thần diệu, dẫu Gia-Cát Khổng-minh cũng không bằng!
Chư-tướng hết thẩy đều bái-phục. Quí-Nhi nói:
— Đó đều là nhờ sức hùng-dũng của nhạc-phụ và chư-tướng mới thành-công được như thế, chớ như tiểu-tế thì có kể chi.
Chư-tướng thấy Quí-nhi có ý khiêm-nhường, lại càng thêm kính-trọng. Khi về đến trong trại, bày ra tiệc yến ăn mừng. Rượu uống được và tuần, thời tả-hữu điệu giải Thiết-Ngưu, Lai Đắc vào. Lai Đắc đứng sững ra không chịu quì. Lam Năng cả giận mà rằng:
— Tên tặc-nô kia đã điệu đến đó. sao còn không chịu quì làm vậy?
Thiết-Ngưu cũng mắng rằng:
— Chỉ mình ta là giặc, còn ngươi thậm-tệ biết mấy, lại không phải là giặc hay sao?
Lam Năng cả giận đoái trông tả hữu mà rằng:
— Quân đâu, điệu nó ra mà chém phăng đi cho ta!
Thiết-Ngưu cũng thét lên rằng:
— Chém thì chém đi khích-nộ làm chi nữa.
Tả hữu liền đem giải ra ngoài viên-môn, bắt Lai Đắc quị-xuống để chém. Lai Đắc kêu trời lên một tiếng cực to, rồi vung tay lên thì xiềng xích đứt cả, lại dậm chân xuống một cái thì cùm chân cũng toang ra cả, liền cướp giật lấy một con dao, chạy xông đi chực giết người. Tả hữu cả kinh, vội vàng chạy vào báo trong trại. Hoàng Doãn nghe tin vội-vàng bước dảo ra xem, trông thấy Lai Đắc đứt tung cả xích phá toang cả cùm, đương hung-hăng chực giết người. Hoàng Doãn nhẩy xông ra đấm ngay cho một quả thụi vào giữa ngực ngã lăn xuống đất, liền giật lấy con dao; vung chém toạc đầu ra. Lai Đắc trong cổ họng hãy còn hậm-hực. Hoàng Doãn xoay mình lại trông thấy Thiết-Ngưu còn bị trói ngồi ở bên kia mắng chửi, Hoàng Doãn cả giận, nhẩy sấn lại chém phăng làm hai đoạn.
Lam Năng đã giết được Thiết-Ngưu rồi, trong bụng cả mừng, cất chén rượu mời Quí-Nhi mà rằng: