Khi sắp về, quan Thống-trưởng lấy cho mỗi người một đôi kính và tự nói mấy câu truyện rằng:
— Kể từ tổ tôn chúng tôi lên ở đây, con cháu đến nay không được biết chỗ quê cha đất tổ ra làm sao; dẫu ăn yên ở vui, cũng lắm khi trông đầu về phương Nam, tấc lòng ngùi nhớ! Nay không ngờ lại được các ngài từ đất nước cũ lên chơi như thế này, thật là một sự đoàn-tụ cùng nhau trong giấc mộng! Duy hơi e lệ cho một phương cù-lao này từ nay mà về sau, chắc không lại giữ được cái tinh-thần cảnh-tượng như từ nay giở về trước. Nhưng thôi cũng là cơ giời đến lúc đã mở ngỏ, thời ý người cũng khó thể lại che đạy, thời tôi cũng dám phiền dặn các ông đừng đem nói truyện vòi người ngoài.
Lúc đúng dậy ra đi, ngài đã bảo trước sắp nhiều xe cùng ra tiễn. Quan Thống-trưởng, các ông Thôn-trưởng, các bình-dân, người giống trắng, người giống đỏ, đàn ông, đàn bà, người già, trẻ con, cùng đi đông. Số xe không biết là bao nhiêu. Đi hết cánh rừng thông, chủ-nhân giở lại cả. Từ đấy, Lưu Nguyễn về trần, Thai Bồng xa cách, chẳng hay du khách, sau này có ai?
Về đến Cỏi-đời-cũ, tương biệt với các bọn lũ cùng đi, rồi vòng theo mé bể Bắc-băng-dương, đi sang đường Âu-châu. Qua kinh-thành nước Anh, sang Na-Uy (Norvège), Thụy-điển (Suède), đến địa-phận Nga (Russie). Lại từ kinh-đô Nga đi 10 ngày xe lửa[1] đến Vladivostok (海 參 威), sang Nhật-bản. Chơi Đại-bản, Hoành-Tân, rồi quay về Thượng-Hải, đất Tàu.
Thượng-hải nguyên là đất một huyện, thuộc phủ Tùng-giang, tỉnh Giang-tô, từ đời Đạo-quang cắt chia
- ▲ Đường sắt Sibérie 西 伯 利 亞 của nước Nga dài gần 8000 kilomètres, là con đường sắt nhớn nhất.