Trang:Giac mong con 1926.pdf/34

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 32 —
VII — TIÊU-DIÊU-DU (A)

Ngày tháng Janvier năm 1922, từ kinh-đô Washington đứng dậy đi, qua mấy tỉnh to, đến một chỗ, nước hồ mênh-mông, là đã giáp giới với thuộc-địa của nước Anh (Angleterre) là Canada (加 拿 大). Năm cái hồ nhớn chẩy thông nhau, buồm tầu ngày đêm không rướch bóng. Một hôm, tàu đi trong hồ Erié, đứng lắng tai xa nghe, có tiếng ầm ầm như thiên binh vạn mã ở mặt trước. Đi tới một ít nữa, trông về mạn đông-bắc, một làn trắng xóa, dài đến ba bốn trăm thước tây, từ trên khoảng cao buông dải xuống, tựa như thể sông Ngân-hà tức, vỡ, chẩy chút xuống nhân-gian, thời là cái chênh nước[1] Niagara cao ước 50 mètres[2]. Khi tàu đã đỗ bến, đi theo đường bộ đến tận nơi, thời giữa cái chênh nước ấy có cái đèo nhỏ bằng đá, chân cái đèo đá ấy có một cái đường hang. Đi ở trong đường hang, như sét đánh trên đầu, như bão lộng ngoài tai, như mưa táp xuống mặt, là một chỗ vừa mưa, vừa bão, vừa sấm xuốt quanh năm, kẻ hèn người yếu không thể kham, nhưng thực là một cảnh chơi riêng rất kì-thú cho những các con nhà thích mạo hiểm. Cái chênh nước nhớn ấy, không những là một cảnh-trí lạ đẹp, mà lại là một kho sức mạnh vô cùng. Người nước Mỹ (Etat Unis) có đem dựng các nhà máy gần đấy, lợi dùng sức nước để chạy các máy. Kể thực-ích về trên sự văn-minh cho một nước cũng nhiều, nhưng tình cảnh thiên-nhiên cũng có vì thế bớt một đôi phần phong-thú. Song. Qua cõi đất Canada, sang đến Alaska lại là một địa-hạt riêng của nước Mỹ. Đường đất dần thuộc về giải lạnh, khí-hậu mỗi ngày lạnh hơn. Đến mạn bắc xứ ấy, ngày đêm đều 20 giờ đồng-hồ. Ở chơi


  1. 大 瀑 布 La cataracte.
  2. Bởi chỗ đó hai cái hồ, hồ trên là Ontario, hồ dưới là Erié, chẩy thông nhau, mặt nước cao thấp cách nhau như thế.