— Nhẽ động thực-vật sinh trưởng thời thế, mà sự học của người ta có khác. Các nhà học-vấn nhớn, ở khí lực của giang sơn hoặc cũng có; nhưng suy xét pha-luyện, công-phu tự mình nhiều. Vả lại, dẫu lấy đất sinh trưởng mà nói: anh nhận mình là một người An-nam, thời là một người An-nam; nhận là một người ở xứ Đông-dương, thời là một người ở xứ Đông-dương; nhận là một người ở Á-châu, thời cũng là một người ở Á-châu. Chỗ sinh-sản gọi là có khác nhau, nhưng cũng cùng là một con người trên thế-giới, cùng hưởng thụ lý nghĩa của nhân-gian, thời cùng có thể làm một người có dấu vết ở trong một thế-kỷ. Cho nên con người ta chỉ sợ không có chí, còn như địa-vị khí-lực, không đủ hạn được mình; nếu mình trước nghĩ lấy cái đó để tự hạn, thời cái giới-hạn ấy thực tự mình làm ra.
— Bẩm: thế, An-nam tôi có nước hơn 4000 năm nay, mà sao không thấy có một người nào có cái học-nghiệp nhớn như người Âu, Mĩ và Trung-hoa?
— Ấy thế, cho nên tôi nói trọng về nghĩa pha luyện, mà là cũng nhờ nước Pháp đem thêm cái tư-tưởng Âu-châu sang. Nguyên An-nam là một nước nhỏ, ở chệnh về một mé đông-nam phương Á-châu; các nước gần láng diềng như Tiêm-la, Diến-điện, Ai-lao, Cao-man đều không có tư-ích gì cả; phía bắc được một nước Tàu là nhớn và có văn-minh khai-hóa sớm, nhưng rừng núi cách trở, khi trước tàu xe đi lại chưa thông; An-nam dẫu có lúc thuộc về sự cai-trị của nước Tàu, cũng là một cách ràng-giữ thôi, chớ nước Tàu cũng không lấy thuộc-địa làm trọng. Quan cai-trị phái sang, cẩu-thả dùng người, rồi lắm kẻ tham tàn làm theo bụng lợi riêng, thực cũng không phải chính-kiến của một nước, cho nên giao-thiệp mấy nghìn năm mà chỉ nhờ chữ nho được một sự luân-lý. Trình-độ của quốc-dân không tấn-tới như thế, thời sao được có người học-nghiệp to? Nay nước Pháp nếu đã có lòng tốt mà khai-hóa cho Đông-dương, nhân được tiếp thêm cái tư-tưởng văn-minh của Âu-