hòm, nghĩ về phần tự-do, không bằng các con lợn hàng-hóa khi ở nhà thường gặp trên xe lửa! Lúc đã xuống tàu thủy, có buồng thuê, đêm được ra ở ngoài. Năm canh dưới đèn sáng, ngồi đối người giai-nhân; tấm riêng kết cỏ ngậm vành, trông hoa mà lại nặng tình với hoa!
Tám ngày đến New-York (紐 約), lên nhà hàng; đêm, ở trong hòm ra, như người Đại-từ Võ-nhai vậy! Tính từ đêm hôm vào gác kín, đến đêm hôm ấy ở Mỹ-châu, không trông thấy mặt giời đã gần rắp 2 tháng. Hay cũng bởi một tính sinh-bình thích u-tịch, nên tạo-hóa cho một bữa no chán, làm cho hết ao-ước, cho xoay lòng yếm-thế mà vui lòng ăn ở với nhân-quần chăng?! Một lúc, Woallak cáo biệt đi, hỏi nhà ở về đâu thời cười mà không bảo; có đưa lại cho một món tiền là của Kiều-Oanh gửi cầm sang để làm phí lữ-ngụ.
Bốn phương non nước quê người,
Chân mây mặt bể bên giời một ai!
Ngọn trào lên xuống hôm mai,
Sớm khuya ai cũng đầy vơi dạ sầu!
Từ lúc lên nhà hàng, rồi ở chọ luôn đấy. Ngày mười hai giờ đồng-hồ, đêm mười hai giờ đồng-hồ, phần nhớ nhà, phần nhớ bạn, nhớ người ở Saint-Etienne, nhớ người quanh-quất ở Mỹ-châu. Lại thương nỗi sơ tình vô ý, mang tội ngờ mà đi, tên tuổi đăng tại các nhật-trình; chỗ chọ hàng cơm ở Mỹ-châu, chậu cá lồng chim, thế cũng không được mấy ngày tháng. Con đường thân-thế, hoặc đến thế là hết? mà nào người đưa tiễn ở ga Hàng-Cỏ mấy năm trước, những mòn con mắt phương giời đăm-đăm! Tấc lòng trăm mối, hai hàng khôn ngăn, nào phải đâu giọt lệ anh-hùng mà từ đâu đầm-địa tuôn rơi mãi?! Một hôm, cơm sáng song, thơ-