Trang:Giac mong con 1926.pdf/20

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 18 —

« thiên-lương », kể với văn các nước không dám biết, nhưng cứ trong văn-chương quốc-âm ta, thực cũng là một áng văn có số hạn.

H. cười. — Có đâu dám đến thế! Nhưng dẫu thế, thời một bụng liên tài cũng tuyệt thế! »

Câu truyện chưa hết hứng, kim đồng-hồ đã trỏ chữ số IV, Oanh vội dậy cáo biệt. Tiêu hồn lúc ấy nào ai biết, một bước bên dường một dặm khơi!

Lạ cho! thân-thế con người ta, có khi hai cảnh-ngộ, cái lo và cái vui, trùng nhau trong một lúc hiện-tại. Gác thanh, đêm thanh, người giai-nhân, truyện tri-kỷ, tức đương khi phụ-án tại-đào. Đi trong quãng đường nắng mà được một bóng cây, thời cái râm mát xem với khi thường lại bội giá. Cho nên, mỗi gần sáng một lần tiễn biệt, mỗi sau lúc biệt một lần tiếc, tiếc cho một đời Nguyễn-khắc-Hiếu, không được cả như cảnh-tượng đêm trong gác kín ở thành Saint-Etienne! Người si-tình, lúc si-tình, có cái si-tưởng ấy; nhưng tưởng thời tưởng, sao được si mà si? Một đêm, nghe tiếng giầy lên thang như không phải một người, trong bụng đã nghi ngại. Oanh lên song, quả thấy một người nữa thời cũng chà con gái; sau lúc đã chào tiếp, nhận ra là người bạn của Kiều-Oanh là Woallak. Nguyên Woallak là người nước Mỹ, cũng có nhà tại Saint-Etienne, với Oanh từ bé cùng bạn học. Kể từ cuộc công-viên biến ra ở gác kín. Hiếu lắm lúc si-tưởng, mà Oanh vẫn ngày đêm lo nghĩ không yên lòng. Sau, liều đem ngỏ truyện với người bạn gái ấy, nhân mời đến đấy cùng định mưu để cậy đưa Hiếu về Mỹ-châu. Than ôi! đời đã có Kiều-Oanh, cũng nên có Woallak! Sự-thể đã tính song, một đêm, ba giờ sáng, ba người cùng họp từng dưới nhà, gần cửa trước. Hiếu thu hình vào một cái hòm có các khía thông hơi, trong lót nệm và để mấy bầu sữa. Gần 5 giờ, hai người con gái khẽ mở cửa cùng khiêng ra, đặt sang trước cửa hiệu. Oanh vào song, Woallak đợi xe đến liền thuê ra ga, đi Paris, rồi đi Havre. Suốt ngày hôm ấy mình nằm ở trong