Từ khi lên Vĩnh-yên, công việc văn bút không làm được mấy, chỉ là chắm-chúi về sự xửa-sang, ngoài thời bận giao tiếp với dân xã. Hằng khi theo chủ-nhân ra lễ ở đình dân đình xóm, nghi vật nên như sao, nhất-thiết theo lời chủ-nhân bảo. Mặc áo thụng xanh vào lễ thánh, rồi uống rượu với các cụ bàn nhất, người giang hồ mà phong-thú thôn quê. Trong khi đó, mình rất lấy làm vui; chủ-nhân cũng tỏ lòng tương thân, thường có nói muốn kết làm anh em ruột. Về công việc xửa sang thời vôi gạch không có, nhưng mà sân vườn cổng ngõ, rào lũy đường lối, đài núi hồ ao, cũng rất là công phu, các thứ cây cần dùng, như tre, chuối, bưởi, mít. rau, đậu, chanh, ớt; các thứ cây chơi cảnh, như tùng, bách, ngô, trúc, lan, huệ, hồng, sen.. đại-lược đã tiệm đủ. Các thứ cây thiên-sản mà bồi thực cho xanh tốt, thời thứ nhất là châm-trai; bổ thêm cây rừng thời duyên lũy giồng móc. Từ cổng ngoài vào cổng trong, tới sân, đánh con đường đi ô-tô, lượn quanh hồ sen, lẩn dưới gốc cây rừng, hai bên đường viền bằng mẫu-đơn núi. Quanh sân cũng viền mẫu-đơn núi mà hồng, huệ viền theo. Dữa sân dưới, có một cái mô đất thiên-nhiên, sẵn cây rừng mà tùng bách bổ thêm, chở đá bên kia đồi đắp thành núi đá. Ở sân trên, chỗ cao nhất, đắp một cái đài tròn bằng đất, là cái thú đăng cao. Bên cạnh đài, về phía trước, giáp một khu những cây châm-trai đương nhớn, là chỗ để làm mấy gian nhà học, để lấy nơi thanh tĩnh làm văn. Bên cạnh đài, về phía sau, giáp với lũy tre, còn chỗ để đào thêm một cái hồ con, xây vôi cát để giồng sen nuôi ếch. Bao nhiêu cái công phu sang xửa như vậy, chẳng qua muốn được có một chỗ ở tạm tạm như ý, để làm văn làm sách; rồi mới tính đến những công việc in sách, ra tạp-chí; tinh-thần vật-chất, giả nợ xã-hội lấy ít nhiều. Thân thế có hơi thư, rồi mới đem thời nhật tâm tư, liệu theo về công việc triết-học. Cái tâm-sự ở Vĩnh-yên khi đó như thế, mà không ngờ sự dữ tâm vi. Tạo-hóa ghen chi kẻ bất tài, mà đột-nhiên quá nửa đêm hôm 23 tháng 3 ta, mưa bão đổ nhà, vợ con nguy ách. Sau đó rồi chỉ những bôn tẩu y thực không song; lại vẫn mê về sự xửa sang, hơi vay mượn phiền lụy ai được ít tiền ít thóc nào, bớt cái ăn cái mặc của người nhà, để chi dùng về công nhật. Hết tháng ba, qua tháng chín, bao nhiêu cái lo phiền khốn nhục, chỉ nhờ mỗi
Trang:Giấc mộng lớn.pdf/39
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 39 —