Trang:Giấc mộng lớn.pdf/27

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 27 —

người quê ở về Thái-bình, Hưng-yên, mà về đến Hải-phòng thời không có đồng tiền nào mà đi tầu cho được về đến nhà. Nếu được có mỗi người ba hào thời họ có thể đi về đến nhà được ». Mình nói như thế cũng không khó, nhân tự nguyện cho mỗi người ba hào, mà nhờ ai đổi hộ lấy bạc hào để chia phát cho họ. Người con gái lại nói rằng: « Bây giờ mà cho ngay thời họ cũng lại ăn quà hết. Không bằng để đến khi gần ở tầu lên rồi hãy cho ». Mình nói sợ đến lúc ấy rối bộn rồi quên đi. Người con gái tự xin đến khi ấy sẽ nhớ để nhắc. Câu truyện mới có đến đấy, mà rồi từ đấy cho đến lúc lên tầu, trong khoảng hai ngày đêm. xã-hội đồng chu đốt với ai, ý hậu tình thâm, đáng cảm-hoài vô hạn. Muốn ăn soài, có người cho; muốn ăn rứa, có người ọt; muốn ăn hào, có người mở; muốn uống nước, có người đi đun. Không phải vua, không phải chúa, không phải là chủ nợ cho vay, mà sự tôn sùng xã-hội được như ai, trần-ai chưa may ai ai vậy! Tầu gần đã tới bến, lấy mười đồng bạc nhờ người đi đổi ở trong tầu, không thể nào có được mười đồng bạc hào. Mình muốn ủy giao cả số tiền ấy cho một người đầu bọn, hoặc là cứ ba người chia chung một đồng bạc, rồi lên bờ họ sẽ chia với nhau. Người con gái lại bảo cũng không được. xem như một vốc cơm miếng thịt, mà họ còn đánh nhau đến xưng mắt, thời nếu đưa như thế, chỉ người nào khỏe thời cướp được mà thôi. Câu truyện rất minh, mà tình-thái lúc ấy lại rất là nguy cấp. Bất-đắc-dĩ mình lại xướng thuyết rằng: nay sau lúc lên tầu, các người theo cả tôi về trong phố để chụp một bức ảnh chơi, song rồi sẽ đưa mỗi người ba hào làm tiền tầu về nhà. Công-chúng đều lấy làm phải. Không bao lâu, tầu tới bến, hành-khách cùng lên. Các người khốn khó ấy cùng xúm lại khuân hộ đồ của mình, như thể gia-đinh thủ-hạ vậy. Lên Haiphong, thuê hiệu Khang-ký chụp ảnh, cho tiển các người ấy rồi tương biệt. Bức ảnh ấy sau đem vào nam. Người con gái cùng nói truyện trên tầu, nghe quê ở về tỉnh Hưng-Yên, gọi là thị Hai, chừng khoảng mười bẩy tuổi. Một bọn người khốn khó thời đến nay vẫn không rõ quê nhà đâu ta, làm ăn chi đó, mà đi đâu về đâu?