Trang:Giấc mộng lớn.pdf/21

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 21 —

Xem bia song, từ tạ người lính kiểm-lâm rồi cùng nhau đi ra nhân hỏi thăm phong-cảnh, người lính trỏ đuờng đi lên đài. Đà là chỗ của Nam-triều đóng quân để giữ cữa Thuận-an khi trước. Đi một lát, gặp mấy ông cụ già trong xóm, lại hỏi thăm nữa, nhân cùng đứng cả lại nói truyện. Gần chỗ đứng nói truyện, có một cái mô con xây bằng gạch, trông đã hủy hoại, mấy ông cụ trỏ và nói rằng: đó là cái lò của các quan tây khi mới đến Thuận-an đắp để hầm bánh. Câu chuyện cũng còn muốn nghe nữa, song giời đã trưa quá, vội sự đi ra đài.

Cổng đài thật cao nhớn, đề ba chữ 鎭 海 關 Chấn-hải-quan. Nếu ai đi du lãm hồi xưa, thời trông lên rất uy vũ, mà có lẽ không dung-dị được vào. Khi đó chúng mình hai người vào, không thấy có ai hỏi, cũng không thấy có ai mà hỏi. Trong cổng, đất rộng có thể làm vườn ruộng, mà chỉ là bỏ hoang cho cỏ mọc. Ở dữa, một tòa nhà xây vuông rất cao nhớn, đó là đài. Chung quanh ở chân thành có những hình xây mui-luyện như cái chiếu tùm-hum, thời người bạn đồng hành bảo mình đó là những chỗ để thuốc đạn khi trước. Vào mãi đến sau đài, có một cái nhà danh nhỏ con, mà cũng không thấy có ai cả; chỉ ở dưới cái dàn bí xiêu vẹo, có một con chó con chạy ra cắn lắc-rắc. Cứ người lính kiểm-lâm và mấy ông cụ gặp ở đường đã nói truyện, thời ở đài có người gác, có nhẽ là đi vắng chăng? Trông vào cái nhà danh thời thấy cửa đóng mà không thấy có khóa, bất-đắc-dĩ phải đập cửa để hỏi. Đập gọi một lúc lâu, quả-nhiên ở trong có người dạy, thời chính là tên lính giữ đài mà ngủ trưa.

Chép đến đây, mừng có một sự rất may-mắn tự nhiên, là sao? Nguyên người lính giữ đài đó trước có đóng ở Huế, cho nên cùng với ông bạn cùng đi với mình có quen biết. Có một chút quen biết, mà trong sự đi chơi cũng có hơn.

Khi ấy người lính mời vào chơi uống nước, rồi dẫn khách lên xem đài. Mở cửa đài trông ra mặt bể, thật là mênh-mông bát-ngát, lại đương trưa giời nắng gió, khiến cho người du lãm dễ phát sinh cái cảm-tưởng sâu xa. Nền đài xây bằng đá, dưới có hầm, là của Nam-triều ta vật cũ. Phần trên, dui sắt,