Trang:Giấc mộng lớn.pdf/19

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 19 —

thời đưa ra mà nói là của người này cúng. Còn như sợ đứa nào ăn trộm, thời dẫu có như thế, cũng thôi không làm gì; nhưng ông cụ cũng nên nói truyện qua cho người trong xóm biết là của một người khách đi qua cúng như thế, thời có lẽ cũng không ai nỡ lấy trộm nào. Câu truyện nói đến thế, rồi ông lão mới vui-vẻ mà nhận lời cầm tiền, rồi bà lão cùng mọi người cũng mới vui-vẻ, các trẻ con rất vui-vẻ. Khi ấy, trước chỗ mình ngồi chừng có một hào tiền su, là tiền giả tiền đò còn thừa. Các trẻ con nhà lái-đò đến xin, cho mỗi đứa một su. Rồi còn lại su nào, các trẻ tự do tranh đến lấy. Những ông già người lớn thấy vậy, ai nấy đều của mắng con trẻ. Mình bảo cứ mặc trẻ cho vui; nhân nói truyện vui rằng: tôi năm nay ba mươi chín tuổi, ở nhà tôi cũng được hai đứa cháu giai, tuổi nó xuýt-xoát như thế này. Nay tôi đi chơi xa mà trông thấy những đứa trẻ đây, cũng coi như những đứa con của tôi ở nhà. Nói đến đấy rồi mình ôm lấy một đứa trẻ vào trong lòng, những đứa khác lại cũng tranh nhau sán đến để ngồi vào lòng mình, có đứa quần áo mũi nhãi rất bẩn-thỉu, mà trong khi đó cũng không kể sạch hay bẩn, mà yêu thời cứ yêu. Cơn vui đồng chủng đồng bào, tưởng như Ngư-phủ Đào-nguyên chưa hẳn có thú vui như thế vậy! Tan một cuộc vui đó, rồi đứng dạy từ biệt. Đầy thuyền tống tiễn, con cháu tiên rồng, hả cho ai tấm lòng xã-hội đã bao lâu; buồn cho ai vô trạng với quốc-dân, chỉ đoán trông con cháu rồng tiên gió mưa trên mặt nước.

Sáng hôm sau, ở Hà-tĩnh vào Huế. Chỗ Huế đã đi chơi lần trước, cho nên lần này qua, cũng không có gì hứng vị lắm; chỉ có thăm Bắc-kỳ-châu-phả, Nữ-công-học-hội, nghe ca lý trên sông Hương, đi xe giờ xem phong-cảnh, rồi nhân ở Huế chơi Thuận-an.

Cách Huế 15 ki-lo-mét, có phong-cảnh Thuận-an, tức gọi là cửa bể Thuận. Chỗ đó nếu bà già con trẻ đến chơi, có lẽ không lấy gì làm thú-hứng, mà cái giá-trị đối với người du-lãm, còn kém xa ở xứ Bắc chùa Hương. Tuy vậy mà những người con giai hơi có chút học vấn thời cũng nên biết qua, vì là một nơi thắng-cảnh có ở lịch-sử vậy. Nguyên từ ở Hà-tĩnh vào Huế, nghỉ