tám, Tản-Đà thư-điếm thành lập, là cùng với hai người anh em bạn, một ông Tú, một ông Kép, cùng nhau gây dựng lên. Tản-đà thư-điếm đến sau hợp với Nghiêm-Hàm ấn-quán, gọi là Tản-đà tu-thư-cục. Các thứ sách Đại-học, Kinh Thi, Quốc-sử huấn mông.... xuất bản vào khoảng mấy năm ấy.
Năm 1925, ở xã-hội phong-trào kích thích, cái công việc làm sách, tự nghĩ quá là thanh nhàn. Nằm lâu muốn dạy, mới đầu đơn Chánh-phủ, xin tạp-chí An-nam. Năm 1926, tiếp nghị-định của Chánh-phủ cho phép, mà người bạn cũ của các bạn độc-giả Hữu-thanh năm xưa lại có một phen trận bút trường văn sẽ cùng nhau tương kiến.
An-nam tạp-chí đã được phép, sự hành-động còn chưa có đồng tiền nào, nhưng trong chỗ nhà ở thuê tại một nơi thôn quê ở gần tỉnh-lỵ Hà-đông, lại thuê thêm một chỗ nhà riêng, mời một ông trợ-bút và dùng một hai người chép văn, hãy cứ làm công việc tòa soạn. Sau đó rồi mấy lần lên Vĩnh-yên, Sơn-tây để đi vay, vay không được đồng nào, tiền hành-phí đeo nợ mấy chục bạc. Một hôm ở Sơn-tây về Hà-nội, là ngày mồng 4 tháng 5 ta, năm Bính-dần, trước đoan-dương một buổi. Bữa ăn tối hôm ấy, ở tại nhà người anh em đồng-tỉnh, là nghị-viên làm thầu khoán, thuê ở phố Hàng-Lọng, số nhà 50, — 52. Trong bữa ăn có ba người, chủ-nhân với mình và một người khách nữa, người khách ấy thời tự mình không biết là ai. Khi rượu uống vừa say, đàm đạo đến công việc tạp-chí, mình tự thán một câu rằng: « Cái việc đáng có vài ba nghìn bạc mới làm được, ở mình thời nếu chỉ có một trăm đủ làm, mà không thể nào có, ở đời thật nhiều lúc đáng buồn! » Câu chuyện nói song, ông khách cùng ăn cơm cảm-khái hứa giúp một trăm bạc, hẹn đến tám giờ tối hôm sau thời đưa. Đúng tám giờ tối hôm sau, có một trăm đồng bạc ấy của ai, mà tạp-chí An-nam được xuất bản.
Một trăm đồng bạc của ông khách đưa cho tối hôm ấy, ngày hôm sau đem giả nợ tiền hành-phí đi vay cùng là chi-tiêu về hai chỗ nhà thuê ở làng Xa-la tỉnh Hà-đông, tất cả hết đi năm mươi đồng; còn 50$00 để tổ-chức báo-quán. Lâm thời báo-quán