Trang:Giấc mộng lớn.pdf/12

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 12 —

rưa nhỏ con, song rồi đem chõng ra nằm ở dưới cây ngọc-lan, nghe những con chim kêu trên cành cây, hoặc là xem những đám mây đi trên giời, con chim bay trên không, xem kết-cục đến đâu là hết. Ngày thanh đêm vắng, mới sinh ra làm nhiều những thơ văn quốc-văn. Các thơ văn trong buổi ấy, đến sau in ở hai quyển Khối-tình và Khối-tình-con thứ nhất về phần nhiều, mà trong khi đương ở Cổ-đằng, thực chưa có bụng nào viết văn để in vậy. Ở Cổ-đằng ba tháng, rồi theo mệnh lệnh gia-đình, phải về trên quê ở. Từ khi về ở quê, đương ăn rau đổi ra ăn thịt. Mỗi ngày cũng chỉ có một bữa ăn; mỗi bữa ăn, hoặc là cái thủ heo, hoặc con gà, con vịt, hoặc con cá, tất toàn-thể đặt trong mâm với con dao đĩa muối; rượu thời uống hũ. không uống chai. Bữa ăn cũng rất là vô thường, nếu thuộc về phần đêm thời có khi thắp hai mươi tám ngọn nến, gọi là nhị thập bát tú; thắp bẩy ngọn nến, gọi là thất-tinh-đàn. Bữa ăn nếu về phần ngày, thời sau khi ăn song, tất phải có con dao thanh quắm, đi chém phạt ít nhiều cành cây, như không thế thời không thấy thú sướng. Lại như những con gà con vịt, nếu không được tự tay mình cắt tiết thời ăn không thấy ngon. Đương lúc ăn rau thời trong bụng sao mà thanh cao; đến khi ăn thịt thời sao mà sát-tâm đến như thế! Đương lúc ăn rau thời ở trong nhà đi ra sân, có khi phải vịn theo hàng ghế; đến khi ăn thịt thời sao mà khỏe mạnh lạ thường! Nhân nghĩ đến câu thực nhục giả dũng hãn, có khi là phải; ma sự ăn quan-hệ với người há nhỏ ru?

Ở nhà quê cũng vừa đúng ba tháng, rồi lại phải theo mệnh lệnh gia-đình, sang phủ Vĩnh-tường để ăn cơm. Trước khi ăn cơm, phải học tập ăn cháo. Một người đàn bà có quen biết là con gái quan tri ở phủ đó có nhắn lời hỏi thăm rằng: « ông ấm đã biết ăn cơm chưa? »

Trước sau trong sáu tháng giời không ăn cơm, nhất thiêt việc đời gác ra ngoài bụng. Từ lúc miếng cơm đã vào miệng, thời bao những trần-duyên tục-lụy, lại theo nhau cho đến kỳ-cùng. Năm Duy-tân thứ chín, vua Duy-Tân lập hậu ma mình cũng thành hôn. Đến nay đà ba bốn đứa con, cảnh ngộ ở đời cũng lại chẳng khác chi người khác; lo ăn lo mặc, kiếp phù sinh rút lại cũng như ai. Cho hay con người ta sinh ra đời, như đã bị ở dưới một cái