Trang:Dong Duong xua va nay.pdf/86

Trang này đã được phê chuẩn.

CHƯƠNG THỨ VIII

Sự tiến-bộ về đường khoa-học, về đường trí-thức và về đường mỹ-thuật.

V cuối thế-kỷ trước, dù trong tiếng nói của dân-gian rất giầu truyện cổ-tích và ca-dao, nhưng nền văn-minh An-nam bấy giờ thật đặc Tàu vậy. Những ông nhà nho chỉ học có chữ nho, và chỉ học trong những sách vẫn học xưa nay, vì các ông cho những sách ấy là hoàn-toàn lắm rồi. Việc học về các môn khác thì chễ nải như là học về địa-thế của xứ mình, sản-vật của xứ mình, học về lịch-sử văn-minh của các nước láng-giềng, và học về vạn-vật. Các ông nhà nho không học các môn này, là vì các ông cho rằng những cái gì không có ở trong những sách của người Tàu làm, là không quan-trọng.

Vì vậy nên ngày trước khi người An-nam mới tiếp-cận với người phương Tây, việc này không thể tránh được, không chịu để trí am-hiểu tính-tình người Tây, đã vội cho người Tây là những quân mọi-rợ. Nhưng có biết đâu rằng người Tây cũng được hưởng những điều hay trong những nền văn-minh cổ hơn văn-minh nước Tàu. Người Tây vốn có trí tiến-thủ nên đã thực-hành được cuộc tiến-bộ của mình. Người Tây lại thường băn-khoăn về đường khuyết-điểm, muốn mau được hoàn-toàn, nên thấy ở nước ngoài có điều hay thường ngợi khen mà bắt chước lấy.

Những nòi giống A-yên (races aryennes) thích truyền-bá những tư-tưởng của mình; người Ấn-độ truyền-bá đạo Bà-la-môn rồi truyền-bá đạo Phật; người Âu-châu truyền-bá đạo Thiên-chúa và những tư-tưởng do ở đạo này ra. Vì vậy nên những người bộ-hành Âu-châu đến cõi Đông-Dương trước nhất là những ông cố đạo. Những ông cố này muốn am-hiểu những dân-tộc trong xứ này để dẫn-dụ những dân-tộc ấy theo những ý-tưởng của mình, nên đã nghiên-cứu một cách rất tò-mò và thân-ái những dân-tộc ấy.

Cho được am-hiểu dân-tình hơn, những ông cố ấy đã đặt ra chữ quốc-ngữ là thứ chữ rất dễ trong tiếng nói của nhân-dân. Nhờ về thứ chữ này nước Nam ngày nay có thể dựng ra một nền quốc-văn. Những ông cố ấy lại soạn ra những sách mẹo và tự-vị nói về tất cả các thứ tiếng của các dân-tộc ở đây và nói đến cả những thứ tiếng tầm thường của những sơn-nhân. Những quyển sách này giúp được nhiều việc rất là to tát.

Về thời vua Lo-y thập-tứ (Louis XIV) người Pháp nghiên-cứu