Trang:Dong Duong xua va nay.pdf/48

Trang này đã được phê chuẩn.
Huê: Portique du tombeau de l’Empereur Dông-Khanh.
Huế: Cửa lăng vua Đồng-Khánh.

Việc giải-quyết thứ nhì vừa làm cho các nòi giống thêm phần khỏe mạnh bởi sự lai giống và sự cần-cù, vừa làm cho nhân-dân đông-đúc thêm và giầu có thêm ra.

Việc tiếp-cận với những dân-tộc ngoài lại còn nhiều hiệu-quả hay nữa, và những dân-tộc nào văn-minh hơn thường là những dân-tộc thu-thập được những sự ảnh-hưởng khác nhau ở các nước ngoài.

Như nước Pháp thu-thập được cái tôn-giáo của người Hiệp-Bơ (Hébreux), tiếng nói và luật-pháp của người La-Mã, triết-học của người Hi-Lạp, những điều sơ-lược về khoa-học của người A-Rập, trí thực-dân của người No-Măng (Normands), những đức-tính về nghề binh của người Pha-Lăng (Francs).

Nhưng mà những dân-tộc ở xứ nóng đón rước những người ngoại-quốc ở xứ lạnh đến thì có một sự lợi khác nữa, là vì những người này có một cái nghị-lực và một sự cần-mẫn to hơn dân-tộc ở xứ nóng nhiều.

Vua Gia-long khôi-phục được ngôi vua là nhờ được sự lợi-dụng một số ít người Pháp và nhờ được những lời khuyên-răn của một người có tiếng là khôn ngoan và thông-minh là ông Bi-Nhu-Bê-Hen (Pigneau de Béhaine). Khi vua Gia-Long khôi-phục được ngôi vua rồi thì thu-phục cả nước Nam dưới pháp-luật mình, tổ-chức lục-binh và thủy-binh, lập tỉnh và xây thành. Vì vậy nên vua Gia-Long được người Anh đối-đãi như một ông vua một cường-quốc vậy.