Trang:Dong Duong xua va nay.pdf/42

Trang này đã được phê chuẩn.
38
 

người An-nam, sau khi hai dân-tộc này giao-chiến với nhau trong một vụ lâu giài. Cuộc chiến-tranh này không xảy ra. Người An-nam, lấy sự cần-cù của mình mà xâm-chiếm những khu đất bỏ hoang, đối-đãi người Cao-mên trong những tỉnh lấy được một cách tử-tế.

Người An-nam nhờ sự thái-bình và sự thịnh-vượng nên đến sinh-cơ lập-nghiệp ở những nơi này càng ngày càng đông đúc.

Người bộ-hành Pháp tên là Mu-hê (Mouhet) tả cái thống-khổ xứ Cao-mên về hồi đó, nói rằng chính vua cũng phải ăn ở một cách nghèo-nàn, còn nhân-dân thì thật là nhu-nhược vì không có nghệ-thuật, không có khoa-học, không có lòng tin cậy về tương-lai gì nữa.

Xứ Lào. — Về thời-kỳ ấy xứ Lào vào tay người Xiêm, họ chiếm và tàn-phá kinh-thành Vạn-tượng (Vientiane) về năm 1827, và bắt nhân-dân trong thành sang bên hữu-ngạn sông Cửu-long. Về năm 1827 những miền xa thành Bàn-cổ có loạn tứ-tung. Giặc cướp hoành-hành trên dòng sông Cửu-long. Bọn người Hồ ở bên Tầu tràn sang tàn-phá phía Bắc. Lúc ấy người An-nam yếu-thế lắm không có quyền-hành gì ở xứ Lào cả. Người Xiêm xâm-chiếm xứ Lào, đi tới đến biên-thùy nước Nam.

Xứ Anh-đô-nê-diên. — Cái miền Mọi ở có thể sánh với Phi-châu trung-ương (Afrique centrale) về thế-kỷ trước là lúc đức Hồng-y La-vi-dơ-ri (Lavigerie) ở bên Âu-châu đang khuyến-khích nhân-dân quyết-chiến với việc buôn người làm nô-lệ.

Mãi đến khoảng năm 1890 trong miền cũng còn nhiều cuộc binh-đao ghê-gớm, làng nọ đánh làng kia. Hết đánh nhau lại cướp người đem bán làm nô-lệ cho người Xiêm, người Lào và người Cao-mên. Dân Mọi thường hay cướp phá những làng An-nam để cướp đàn-bà và trai trẻ rồi đem bán cho lái buôn nô-lệ.

Người An-nam không dám đi vào trong miền Mọi ở, chỉ trừ ra một vài người lái-buôn là dám đi thôi. Những người này không phải là ở trong hạng thượng-lưu, thường cũng bị hại là vị họ hà-lạm cái lòng quá tin và sự ngu dốt của dân Mọi.

Nói tóm lại, lúc nước Pháp đến làm cho các nòi giống ấy được thái-bình thì cái tình-thế trong xứ rất là nguy-hiểm cho tất cả mọi người.

Nhất là nước Nam, lúc ấy rất là suy-yếu vì người trong nước gây ra trận mạc giết hại lẫn nhau và vì sự mập mờ của bọn nhà nho, họ thấy cái gì mới lạ ở nước ngoài là họ nhất-quyết phản-đối[1]. Họ lại muốn làm cho nước Nam thành một nước đóng cửa kín mít, không giao-thiệp với nước ngoài nào cả.

Ở về cái thời-kỳ này, một xứ nhất là một xứ giáp bể không tài nào có thể đóng cửa mà không giao-thiệp với các nước ngoài. Trong lúc

  1. Phản-đối = làm trái lại.