Trang:Dong Duong xua va nay.pdf/40

Trang này đã được phê chuẩn.
36
 

viên quan tham-nhũng rồi chiếm lấy những gia-tài điền-sản của họ. Sự trừng-phạt độc-ác ấy cũng không làm bớt được những sự nhũng-nhiễu của quan-trường.

« Những nghề-nghiệp thì như là bị cấm. Nếu có người nào có biệt-tài trong nghề của mình thì phải bắt vào kinh làm việc cơm không cho nhà vua. Thần-dân có đồ vật gì đẹp đẽ là vua chiếm lấy.

« Xây thành và mở tỉnh thì bắt phu làm, những lúc này thì thật là một dịp rất may cho quan-lại nhũng-nhiễu nhân-dân. Dân-tình rất là khổ-sở.

« Chính-phủ thì hèn yếu, rút dát và không được lòng yêu-mến của dân-gian vì chính-phủ muốn hãm nhân-dân ở trong vòng cực-khổ để giấu người ngoại-quốc sự phong-phú[1] trong nước.

Bẩy mươi lăm năm về sau, về năm 1875 quan thủy-binh Đuy-tơi-đờ-ranh (Dutreuil de Rhins) sang nước Nam định giúp người bản-xứ tổ-chức lại thủy-binh An-nam thì thấy đoàn thủy-binh này bị hư hỏng cả. Trong việc cai-quản đoàn thủy-binh này thì có những viên quan dốt nát, lười biếng và rút dát, đánh đập lính-thủy luôn luôn và để tầu rỉ nát hư hỏng cả. Khi muốn trở chiến-thuyền thì người bản-xứ phải nhờ đến bọn thủy-thủ Tàu.

Viên quan võ ấy nhận được rằng người Tàu đã chiếm lấy những sự buôn bán to ở nước Nam và họ đối đãi nhân-dân bản-xứ một cách khinh bỉ, sự buôn-bán của người bản-xứ thì nhỏ-nhặt khốn-nạn lắm, những thợ thuyền và thợ tài-khéo thì phải làm việc cho quan-trường và vua chúa, lại bị đánh đập luôn, sự học-thức của bọn quan-liêu chỉ là việc thông biết chữ nho thôi, còn như cái gì ở ngoại-quốc và chính như sử-ký về cận-đại[2] trong nước họ cũng ù-ù cạc-cạc không biết gì cả.

Sau hết nhà văn-sĩ ấy kết-luận rằng: « Dưới quyền cai-trị người An-nam trong xứ còn biết bao nhiêu của cải không sinh-sôi nảy-nở ra được. Cái chính-phủ An-nam cũng giống như một người sắp chết, người ta đem thuốc đến cho uống may ra cứu sống lại được ít lâu ngày thì đem đẩy thuốc đi »

Xứ Cao-mên. — Cái dân-tộc cao-trọng[3] Ca-me, vì nền mỹ-thuật của mình mà có danh tiếng, ngày nay nền mỹ-thuật ấy đã đổ nát cả, chỉ còn dấu-tích lại thôi! Cái dân-tộc này vì sự hiền lành và vì sự tử-tế của nhân-dân nên lại càng đáng quí trọng nữa. Về năm 1863 là lúc dân-tộc này sắp phải chịu như cái số phận người Chàm thì nước Pháp đến giữ quyền bảo-hộ. Nếu cái dân-tộc này có phải chịu như cái số-phận người Chàm thì hoặc là về tay người Xiêm, hoặc là về tay

  1. Phong-phú = sự giầu có, của cải.
  2. Cận-đại = gần đây.
  3. Cao-trọng = cao sang, có danh tiếng tốt.