Trang:Dictionarium Anamitico-Latinum.pdf/54

Trang này cần phải được hiệu đính.
xlvi

bốn, như thể câu Thành diên khách ách hơn trần thới, thì đối câu Thành qui nhơn hiểm qúa hàm quan ; mà câu thứ hai thì phải đặt cho đối câu thứ năm, như thể câu Tư bề thì thạch sư sanh, thì đối câu Mấy trận công thu trừ ốc ; mà câu thứ ba thì phải đặt cho đối câu thứ sáu, như thể câu Vui trong đất trùng vây, thì đối câu Quyết ngoài trời thiên lí, vậy trong sáu câu cách đối, thì chữ rốt trong câu thứ nhứt cho trắc ; chữ rốt trong câu thứ hai cho bình, chữ rốt trong câu thứ ba cho bình, chữ rốt trong câu thứ bốn cho bình, chữ rốt trong câu thứ năm cho trắc, chữ rốt trong câu thứ sáu cho trắc, còn chữ chữ khác thì giữ cách bình trắc như khi đặt bốn câu cách đối. Bây giờ qua đến lúc ôi, thì trước phải đặt một tiếng Ôi ; đoạn thì đặt hai câu liên đối, như thể câu Nữa gối du tiên, thì đối câu Ngàn năm biệt mị ; hai câu liên đối nầy cũng phải giữ các đều như trước, và chữ rốt trong câu thứ hai cũng phải đặt cho hạp một vận cùng những vận trước, thí dụ Lí, mị ; bằng có đặt hai câu liên đối khác tiếp theo hai câu liên đối trước thì cũng nê, bằng không thì chẳng làm sao ; đoạn thì đặt bốn câu cách đối cùng giữ cách đặt như trước, như thể câu Ngàn trùng quan tác, thì đối câu Ba thước lữ phần, như thể câu Xa xuôi cách dặm cố hương, thì đối câu Quạnh quẻ gởi miền dị địa, từ bốn câu cách đối nầy cho đến cùng bài văn thì thường đặt bốn câu cách đối luôn, song ai muốn đặt vào hai câu liên đối hay là sáu câu cách đối thì cũng nên ; lại trong lúc ôi cũng chẳng có hạn phải đặt bao nhiêu câu, mặc ý ai muốn đặt bao nhiêu thì cũng đặng, khi đặt đã cùng bài văn rồi, thì phải đặt một câu nầy rằng : Hỡi ôi thương thay.


Nota 1°. Duo ultima exemplaria quæ ad laudationem mortuorum spectant, desumpta sunt ex orationibus habitis in funere D. D. Petri Pigneau Episcopi Adranensis nec non Vicarii Apostolici Regnorum Cocincinæ, Cambodiæ et Ciampæ, anno 1799, die verò nonâ octobris defuncti, atque die 16à Decembris sepulti amplo funere celebrato cui ipse Gia Long Rex Cocincinæ adfuit.

Nota 2°. Figura octogona in quâ includitur character Anamiticus non pertinet ad illum sed inservit tantùm ad primum hieroglyphum cujusque articuli designandum. In decursu cujusque articuli ductus - iste, primi chracteris nec non et ipsius significationis in romanis litteris vices implet : v. g. ái  ; — 慕 — mộ, idest ái mộ et sic de aliis.

Nota 3°. ad calcem hujus Dictionarii attexuimus appendicem in quâ unicè referuntur plurimæ voces Sinenses cum pronunciatione Cocincinensi. Utuntur enim sæpiùs Anamitæ in dicendi genere magnifico et limato vel in poesi multis vocibus Sinensibus. Etsi non paucæ hujusce linguæ Sinensis voces jam interpositæ fuerint in nostro Dictionario, attamen multæ adhufc desiderantur. Existimavimus igitur optimum ut (in quantùm fieri potest.) operi nostro nihil desit, hìc adjicere per modum appendicis quasdam alias voces Sinenses frequentiùs ab Anamitis usurpatas.