Trang:Dictionarium Anamitico-Latinum.pdf/51

Trang này cần phải được hiệu đính.
xliii

Cách phải cứ cho đặng làm văn vần bình.

Trước hết khỉ sự đặt hai tiếng Hỗi ôi ; đoạn thì đặt bốn câu cách đối, gọi tiếng cách đối nghiã là câu thứ nhứt thì đối với câu thứ ba, như câu Phép Chúa khiến đổi dời, thì đối câu Hễ ngừơi đời sống thác ; mà câu thứ hai thì đối với câu thứ bốn, như câu Cơ hội ấy ai không thảm thiết, thì đối câu Cớ sự nầy ốt đã rõ ràng ; vậy khi đặt bốn câu cách đối trong bài vần bình, thì phải lo cho chữ rốt trong câu thứ nhứt đặng bình, như chữ dời, chữ rốt trong câu thứ hai đặng trắc như chữ thiết, chữ rốt trong câu thứ ba đặng trắc như chữ thác, chữ rốt trong câu thứ bốn đặng bình như chữ ràng ; còn các tiếng khác trong bốn câu ấy, nếu tiếng thứ nhứt, thứ hai trong câu thứ nhứt trắc, thì tiếng thứ nhứt, thứ hai trong câu thứ ba phải bình ; bằng hai tiếng ấy trong câu thứ nhứt bình, thì đặt tiếng thứ nhứt, thứ hai trong câu thứ ba cho trắc, mà tiếng thứ ba, thứ bốn, thứ năm, &c. thì cũng giữ vậy ; bằng gặp tiếng nào trái nghiã trái ý mà giữ chẳng đặng thì cũng không làm sao ; vậy câu thứ hai và câu thứ bốn thì phải đặt cách bình trắc cũng như câu thứ nhứt với câu thứ ba, lại khi đặt câu thứ nhứt cho đối câu thứ ba thì chẳng những đối cho xứng tiếng mà thôi, song cũng đối cho xứng ý nữa. Câu thứ hai cũng đặt cho đối xứng câu thứ bốn như vậy nữa. Bây giờ đến hai câu liên đối, gọi tiếng liên đói nghiã là câu thứ nhứt thì đối với câu thứ hai chẳng có câu nào khác xen vào giữa, như câu Tưởng đến lòng thêm chua xót, thì đối câu Nghe thôi dạ rất thảm thương, trong hai câu liên đối nếu chữ thứ nhứt, thứ hai trong thứ nhứt trắc, thì chữ thứ nhứt, thứ hai trong câu thứ hai phải đặt bình, bằng hai chữ ấy trong câu thứ nhứt đã đặt bình, thì phải đặt hai chữ ấy trong câu thứ hai cho trắc, các chữ khác trong hai câu nầy cũng giữ như vậy ; bằng tiếng nào trái nghiã trái ý nên giữ chẳng đặng, thì không hề gì ; nhưng mà phải giữ cho nhặt chữ rốt trong câu thứ nhứt cho trắc, chữ rốt trong câu thứ hai cho bình, mà chữ rốt trong câu thứ hai nầy chẳng những cho bình mà thôi, song cũng phải lo cho hạp một vận cùng chữ rốt trong câu thứ bốn cách đối, như thể ràng, thương ; ấy trong lúc mở thì thường đặt một lúc cách đối cùng một lúc liên đối mà thôi, song cũng đặng đặt nhiều hơn nữa, &c. Bây giờ qua lúc đức tính, thì trước hết đặt rằng : Nhớ cha xưa, hay là mẹ, &c. đoạn thì đặt hai câu liên đối, như câu Vốn dòng sang trọng, thì đối câu Nên đấng khôn ngoan, trong hai câu liên đối nầy, cũng phải đối cho xứng nhau cùng giữ cách bình trắc như hai câu liên đối trước, lại chữ rốt trong câu thứ hai nầy, cũng phải đặt cho hạp một vận cùng chữ rốt trong câu thứ bốn cách đối trước, cùng chữ rốt trong câu thứ hai liên đối trước nữa ; thì dụ ràng, thương, ngoan ; ví bằng ai muốn đặt hai câu liên đối khác nữa tiếp theo hai câu liên đối nầy thì cũng đặng, bằng không thì cũng đặng, đoạn thì đặt bốn câu cách đối, như câu thứ nhứt Bé nương ấm thung huyên, thì đối câu thứ ba Lớn trổ tài tùng bá ; mà câu thứ hai Hằng cấp củm văn phòng bốn bạn, thì đối câu thứ bốn Khéo dửng dưng lợi hai trường ; trong câu cách đối nầy cũng phải đối cho xứng nhau, cùng giữ cách bình trắc như bốn câu cách đối trước ; thí dụ ngoan, trường ; từ bốn câu cách đối nầy cho đến cùng lúc Đức tính, thì thường đặt bốn câu cách đối luôn, song muốn đặt xen vào hai câu liên đối hay là sáu câu cách đối thì càng hay, lại trong lúc Đức tính thì chẳng có hạn phải đặt mấy câu liên đối, mấy câu cách đối, vậy ai muốn đặt bao nhiêu thì mặc ý. Bây giờ đặt bốn câu cách đối khác kế theo bốn câu cách đối trước, cùng giữ các đều như vậy, cũng như câu thứ nhứt Lòng dốc lòng khí tụ tinh tu, thì đối câu thứ ba Chí quyết chí siêu phàm nhập thánh ; mà câu thứ hai Chẳng chuộng xe vời ngựa rước, thì đối câu thứ bốn Ý thà níp đội bầu mang ; các câu cách đối sau nầy thì cũng cứ như vậy. Khi nào đặt sáu câu cách đối xen vào, thì đặt câu thứ nhứt cho đối câu thứ bốn như câu Thương là thương hay thủ ngãi quyết xá sinh, thì đối câu Cám là cám đã tận tâm thêm kiệt lực, câu thứ hai thì đối câu thứ năm, như câu Khi đang thế hiểm gập ghềnh, thì đối câu Ở giữa chiến trường chật hẹp ; câu thứ ba thì đối câu thứ sáu, như câu Cũng gượng gạo chơn trèo đèo tay chống gậy, thì đối câu Chiu lao đao ngày dãi nắng tối dầm sương ; vậy trong sáu câu cách đối thì chữ rốt trong câu thứ nhứt cho bình, chữ rốt trong câu thứ hai cho trắc, chữ rốt trong câu thứ ba cho trắc, chữ rốt trong câu thứ bốn cho trắc, chứ rốt trong câu thứ năm cho bình, chứ rốt trong câu thứ sáu cho bình ; còn các chứ khác thì giữ sự bình trắc như khi đặt bốn cách đối. Khi đặt gần cùng lúc Đức tính, thì phải nói về sự nhuốm bệnh mà chết ; bây giờ đến lúc ôi, thì phải nói những lời thảm thiết thương tiếc ; vậy trước hết thì đặt một tiếng ôi, đoạn thì đặt hai câu liên đối, bằng có đặt hai câu liên đối khác tiếp theo

j 2