Trang:Dictionarium Anamitico-Latinum.pdf/49

Trang này cần phải được hiệu đính.
xli

Bắt đạo thơ.

1

Lừng lẫy oai hùm tiếng đã răn,
Dentibus infrendens sitiensque ut tigris acerba,
Chỉ truyền cấm đạo khắp xa gần ;
Relligionem arcet passìm rector atrox ;

2

Thánh đàng chốn chốn đều tiêu triệt.
Hìc ubì cernuntur res sanctæ avulsaque templa.
Giáo hữu ngừơi ngừơi chịu khổ bần.
Grex Christi innocuus pœnis afficitur.

3

Linh mục giảo lưu, hình thảm khắc,
Vir sacer immiti gladio laqueove necatur
Cận thần trảm quiết lính đồ thân.
Fidus truncatur, milesque exul abit.

4

Há rằng vương đế làm nhơn chánh !
Quæ gens ulla tuum princeps celebrabit honorem !
Sao nỡ phiền hà hại chúng dân.
Qui pascis lacrymis et torques populum.

Trong cách mở trắc thì phải đặt chữ thứ hai, thứ năm, thứ sáu cho trắc, và chữ thứ bốn, thứ bảy cho bình, ấy về nửa câu mở trước thì làm vậy ; bằng nửa câu sau thì phải đặt chữ thứ hai, thứ sáu, thứ bảy cho bình, và chữ thứ bốn, thứ năm cho trắc. Qua câu thứ hai là câu trạng thượng, thì phải đặt chữ thứ hai, thứ năm, thứ sáu cho bình, và chữ thứ bốn, thứ bảy cho trắc. Đến câu trạng hạ thì phải đặt chữ thứ hai, thứ năm, thứ sáu trắc, và chữ thứ bốn, thứ bảy cho bình. Qua câu luận thượng thì phải lo giữ chữ thứ hai, thứ sáu, thứ bảy cho trắc, và chữ thứ bốn, thứ năm cho bình. Đến nửa câu sau là câu luận hạ, thì phải đặt chữ thứ hai, thứ sáu, thứ bảy cho bình, và chữ thứ bốn, thứ năm cho trắc. Qua câu kết thượng, thì phải đặt chữ thứ hai, thứ năm, thứ sáu cho bình, và chữ thứ bốn, thứ bảy cho trắc. Đến nửa câu sau là câu kết hạ, thì phải đặt chữ thứ hai, thứ năm, thứ sáu cho trắc, và chữ thứ bốn, thứ bảy cho bình. Song phải lo chữ rốt trong câu kết hạ, trong câu luận hạ, và trong câu trạng hạ hạp một vần cùng chữ rốt câu nhập đề, và chữ nhập đề ấy phải cho hạp vận cùng chữ rốt câu mở ; như rân, gần, bần, thân, dân. Song phải nhớ đều nầy, là trong các câu hai thơ trước nầy, dầu mở cách bình hay là mở cách trắc, thì chữ thứ nhứt và chữ thứ ba, thì nên đặt bình trắc bất luận, còn các chữ khác thì phải cứ niêm luật.

Cách thức đặt thơ năm chữ.
Bốn mùa thơ

1

Xuân du phương thảo địa,
Vere novo pergratum invisere amœna vireta,
Hạ thưởng lục hà trì.
Æstu nymphæas aspectare libet.

2

Thu ẩm hồng nho tửu,
Autumno recreant spumantia munera Bacchi
Đông ngâm bạch tuyết thi.
Brumâ opus est niveos ore ciere modos.

Khi muốn đặt thơ năm chữ, thì chẳng phải giữ chữ thứ nhứt, vậy trong câu trước thì phải đặt chữ thứ hai, thứ ba cho bình, thứ bốn, thứ năm cho trắc. Đến nửa câu sau, thì phải đặt chữ thứ hai, thứ ba trắc ; thứ bốn, thứ năm bình. Qua câu sau thì phải giữ chữ thứ hai, thứ năm cho trắc, và chữ thứ ba, thứ bốn cho bình. Đến nửa câu sau thì phải đặt chữ thứ hai, thứ năm cho bình, chữ thứ ba, thứ bốn cho trắc. Lại phải lo cho chữ rốt câu nầy hạp một vận cùng chữ rốt câu trước, như thi và trì ; cũng phải giữ một đều nầy nữa, là mỗi một câu chia ra làm hai phần, thì phải đặt chữ thứ nhứt phần dưới cho đối chữ thứ nhứt phần trên ; như xuân cùng hạ, thu cùng đông ; mà các chữ khác thì cũng phải đối như vậy ; cách nầy thì tốt và hay, song rất khó đặt cho nên việc, ai muốn làm thơ năm chữ thì phải đặt ít nữa là hai cặp, ai muốn đặt bốn cặp thì cũng đặng.


Cách thứ làm văn khi người ta đã qua đời, Kẻ ngoại gọi là văn tế, kẻ có đạo gọi là đức tính.
(Latinè funebris concio.)

Trong cách thứ làm văn, mà kể công nghệp cùng nhơn đức người nào đã qua đời, thì phải đặt thể nầy ; trước hết thì phải biết mỗi bài văn có ba lúc, lúc thứ nhứt gọi là lúc mở, lúc thứ hai gọi là lúc đức tính, lúc thứ ba gọi là lúc ôi. Lại trong một bài văn chẳng có hạn phải đặt là bao nhiêu câu, cùng chẳng có hạn mỗi câu là bao nhiêu chữ, mặc ai muốn đặt dài văn bao nhiêu thì cũng đặng, nhưng mà phải giữ cách đặt thể nầy ; một là đặt bốn câu cách đối, hai là đặt hai câu liên đối, ba là đặt sáu câu cách đối ; vậy các câu ấy ta sẽ chỉ trong thể thức sau nầy. Lại phải giữ đều nầy nữa, là ai muốn đặt vần bình hay là vần trắc thì cũng đặng,

j