Trang:DaiVietsukytoanthu2.pdf/109

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
115
DAI VIET SƯ KY TOAN THƯ

là các miền cơ-my ». Sách Cương-mục tập-lãm chép: « sách Hán quan nghi nói: ngựa thì gọi là (giàm); trâu thì gọi là my (buộc); ý nói ai trị dân mọi bốn phương cần phải cho chúng như ngựa, trâu chịu ta giàm buộc vậy! » — Vũ-lục châu là tên một châu Cơ-my, nay không rõ ở đâu. — Ao ngọc trai: Hán thư chép: « Mạnh-Thường làm Thái-thú Hợp-phố, ngọc trai đi lại về. Sách Đ. T. nhất thống chí chép: « Ao ngọc trai ở Đông Nam quận Hợp Phố, nơi người trong quận kiếm ngọc trai ».

(11) K. Đ. V. S. chép là « dân rợ Nam-chiếu vào ăn cướp » và theo Đường thư thì việc xẩy vào hồi tháng chín. Theo sử Cương-mục của Tầu thì: « Nam-chiếu trước vốn là đất của dân Ai-lao ở miền Tây Diên-châu». Theo Địa lý chí đời Đường thì: « quận Vân-Nam thuộc Diên-châu, Đông Nam giáp Giao-Chỉ; Tây Bắc giáp Thổ-phồn. Tiếng Mán gọi chúa là « chiếu ». Trước gồm có sáu chiếu là: Mông-tuấn, Việt-tích, Lãng-Khung, Đằng-Diễm, Thi-lãng, Mông-Xá. Mông-Xá ở miền Nam hơn cả, nên gọi là Nam-chiếu. Đến đời Khai-Nguyên, chúa Nam-Chiếu là Bì-La-Hạp dần dần mạnh lớn, còn năm chiếu kia đều suy-yếu. Bèn lấy lợi dử viên Tiết-độ sứ Kiếm-Nam là Vương-