Mùa Hè, tháng Tư, có sao như mặt Trời, mọc về ban đêm.
Quý-Mão, năm thứ bầy mươi, — năm thứ 3 hiệu Kiến-Nguyên bên Hán. — mùa Thu tháng Bẩy, có sao Chổi ở phương Tây-Bắc.
Tháng chín, ngày ba mươi nhật-thực.
Giáp-Thìn, năm thứ bẩy mươi mốt, — năm thứ 4 hiệu K. N. bên Hán, (137 tr. T. L.), Nhà-vua mất, đặt tên thụy là Vũ-Đế[1]. Đích-tôn là Hồ lên nối ngôi. — Sau đời Trần phong Nhà-vua là Khai-Thiên — Thể-đạo — Thanh-vũ — Thần-triết — Hoàng-đế.
Lê-văn-Hưu bàn rằng:
Liêu-Đông (Cao-Ly ngày nay) không có Cơ-Tử, không gây nên được tục áo-xiêm! Ngô-Cối chẳng nhờ Thái-Bá, chẳng nổi được nghiệp Vương-bá[2]! Đại-Thuấn là người rợ Đông, làm chúa sáng-láng trong năm đời Đế! Văn-vương là người rợ Tây, làm vua hiền-đức trong ba đời Vương[3]! Cho hay kẻ khéo trị nước, chẳng cứ đâu ở đất rộng hay hẹp, dân mán hay kinh, chỉ có đạo-đức là chỗ nên nhìn đến! Triệu Vũ-đế mở mang được nước Việt ta, mà tự làm Hoàng-đế nước mình, để cùng nhà Hán chống-chọi... Chép là « đế » là vì mở đầu ra cơ-nghiệp đế-vương ở ta. Công ấy kể thật là lớn! Những người làm vua nuớc Việt sau này, nêu bắt chước được Triệu-Vũ; giữ vững cõi bờ;
- ▲ « Táng ở Ngu-Sơn. — Theo Thái-Bình Hoàn Vũ Ký; Ngu-Sơn cách huyện Nam-Hải một dậm về phía Bắc. Sách Ngô-Lục có chép: Phiên-huyện ở Ngu-Sơn, nơi chôn Úy-Đà. » (K. Đ. V. S.)
- ▲ Cơ-Tử, Thái-Bá đều người Tầu. Người thì sang làm chúa dân Hàn ở Cao-Ly. Người thì sang làm chúa dân Ngô ở Hồ-Nam. Khi xưa người Tầu còn coi những dân ấy là mọi-rợ. Dân Ngô sau đã đồng hóa với dân Tầu.
- ▲ Đại-Thuấn, Văn-vương đều là vua, chúa nước Tầu. Theo Mạnh-Tử thì đó là những người mọi-rợ, vào làm chúa dân Tầu, chứ không phải chính giống nguời Tầu. Nhưng theo Sử-ký của Tư-Mã-Thiên, thì hai người ấy lại là dòng-dõi vua Hoàng-đế, một ông vua mà người Tầu coi là Thủy-Tổ, cũng như Hùng-vương ở nước ta vậy!