Trang:DaiVietsukytoanthu1.pdf/90

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
92
NGÔ SĨ LIÊN

hiệu T. N đời H. C. Đ. — mùa Đông, tháng Mười, ngày Ba-mươi, nhật-thực.

Đinh-Dậu, năm thứ sáu mươi tư — năm thứ 6 hiệu T. N. đời H. C. Đ. (144 tr. T. L.) — mùa Thu, tháng Bẩy, ngày Ba mươi, nhật-thực. Khi ấy Nhà-vua phàm sai sứ sang Hán thì xưng « Vương », nào chầu, nào thăm, cũng ngang với Chư-hầu. Nhưng ở trong nước vẫn theo hiệu cũ.

Mậu-Tuất, năm thứ sáu mười lăm,— năm đầu hiệu Hậu-Nguyên đời H. C. Đ. — Mùa Thu, tháng Bẩy, ngày ba mươi, nhật-thực.

Canh-Tý, năm thứ sáu mươi bẩy, — năm thứ 2 hiệu H. N. đời H. C. Đ.— Mùa Đông, tháng mười, mặt Trời, mặt Trăng đều đỏ thẫm.

Tháng Mười-một, mặt Trời như mầu tím; Năm-Sao đi ngược, đóng vào cung Thái-Vi; mặt trăng suốt giữa Thiên-Đình — Thiên-đình tức là Mười-Sao ở ngôi cung Thái-Vi, góc Hữu Long-Tinh; ở khoảng sao Dực, sao Chẩn. Ấy là cung của Thiên-Tử, ngôi của Ngũ-Đế.[1]

Mùa Xuân, tháng Giêng, vua Hán mất.[2]

Nhâm-Dần, năm thứ sáu mươi chín, — năm thứ 2 hiệu Kiến-Nguyên đời Hán Vũ-đế Triệt — mùa Xuân, tháng giêng, ngày Ba mươi, nhật-thực.


  1. Muốn rõ nghĩa đoạn này, cần phải hiểu cả khoa Thiên-văn-cổ của người Tầu.
  2. Câu này có lẽ thuộc về năm Tân-Sửu, mà bản-in cổ đã bị mục nát mất chữ.