Trang:DaiVietsukytoanthu1.pdf/66

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
68
NGÔ SĨ LIÊN

Sần »[1]; thì chuyện này hoặc giả cũng có... Vì là thần thường theo vào người mà làm; nhập vào vật mà nói... Nước sắp lên, thần minh xuống để chứng-giám cho nết hay. Nước sắp mất, thần-minh cũng xuống để xem xét về tội-ác... Cho nên có kẻ nhờ thần mà lên; cũng có kẻ vì thần mà mất... An-Dương-Vương trong việc hưng công đắp thành, có điều tốn-hại đến sức dân, nên thần nhập vào rùa vàng mà bảo. Nếu chẳng phải động lòng vì dân mà đem lời cầu-đảo thì có sao được thế? Thế còn là khá... Kịp khi lo vạ sau mà xin mãi với thần thì ý tư-kỷ đã nổi lên rồi! Ý tư một nẩy là lẽ trời mất theo... Thần có không đem vạ mà deo cho sao được! Câu chuyện phó cho vuốt thiêng, bảo rằng đủ để lui giặc, có lẽ là mầm vạ đó chăng? Khác nào Thần có lệnh ban ruộng đất cho nước Quắc,[1] mà nước Quắc liền mất theo... Về sau quả như vậy, cho hay chuyện gì cũng là theo vào người mà làm cả... Ví-phỏng không có lời nài-xin, cứ theo lẽ phải mà làm, thì biết đâu ngôi nước lại không được lâu dài? Đến như việc lông ngỗng chỉ đường của Mỵ-châu thì vị-tất đã có. Nếu có nữa thì một lần xem thấy còn có thể, sao con gái Triệu-Việt-Vương[2] sau này lại dập theo mà nói đến lần thứ hai? Chắc là người chép sử vì cớ Thục, Triệu mất nước đều do tay con rể, nên nhân một chuyện


  1. a ă Đều là những chuyện ở Tầu, có chép trong sách Tả-Truyện.
  2. Xem truyện Triệu-Việt-Vương dưới đây.