Trang:DaiVietsukytoanthu1.pdf/53

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
55
ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ

ám-thị cho dân Bách-Việt: « Tuy khác phong-tục, khác bộ-lạc, khác tiếng nói, và kẻ ở miền núi, người ở miền biển nữa, tổ tiên ta vốn cùng một mẹ đẻ ra. » Khi ấy, trong trí dân ta đã hơi có quan-niệm về quốc-gia, dân tộc.

Khu vực của dân-tộc Bách-Việt ở trên tôi đã phỏng-đoán, gồm có An-Huy, Phúc-Kiến, hai tỉnh Quảng, Quý-Châu, Vân-Nam, Bắc-Kỳ và phía Bắc Trung-Kỳ. Họ có hai tục đồng nhất với nhau: một là chổ mình, hai là ăn trầu. Tục chổ mình ở ta hiện vẫn còn. Và từ đời Xuân-Thu, Chiến-quốc, dân nước Việt — ở miền An-Huy, Phúc-Kiến bây giờ—vẫn có tục ấy. Sách Trang-Tử cùng nhiều sách khác đều có nói đến truyện người nước Việt « Chổ mình, cắt ngắn tóc ». — Tục cắt ngắn tóc và vẽ mình này có lẽ chung cho những dân Việt ở các miền ven sông, ven biển, làm nghề chài lưới. Dân ta cũng là một trong các giống đó. Khi quân Minh sang, bắt buộc dân ta phải để tóc dài... Đủ rõ dân ta xưa ngắn tóc. Và hiện nay nhiều miền gần biển ta gọi là dân đường bể, hết thẩy trai, gái, trẻ, già đều cạo trọc đầu cả. Có lẽ hai tục ấy có quan-hệ với cách kiếm ăn dưới nước của họ chăng? Tục ăn trầu về đời Tống (?) còn thấy ở dân Quảng-Đông. Một thi-sĩ nơi khác (tôi đã quên mất tên) qua chơi