Trang:DaiVietsukytoanthu1.pdf/52

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
54
NGÔ SĨ LIÊN

Theo sử cũ, đặt Triệu-Vũ-đế lên đầu, tôi không thấy có ý-nghĩa gì ngoài tính-cách nô-lệ! Con người ấy vốn là một viên quan của vua Tần phái sang chiếm-cứ đất ta, hà-hiếp dân ta! Đối với ta, hắn là một kẻ thù! Sao có lẽ « thấy người sang bắt quàng làm họ? » Chẳng thà như ông Liên đặt họ Hồng-Bàng mơ hồ lên đầu sử, còn cho ta mơ-màng nghĩ đến nguồn gốc dân ta. Đó là chỗ tôi muốn cám ơn.

Vậy nguồn gốc dân ta ra thế nào?

Tôi thiết nghĩ về đời Hồng-Bàng, dân ta chưa thành một quốc-gia, mà còn ở sinh hoạt bộ-lạc, đại loại như dân Mường, dân Thổ ngày nay. Vua Hùng, vua Thục, nếu quả có, cũng chỉ là những tù-trưởng có thế-lực trong nhất-thời. Khác nào những chúa của dân Lào, dân Xá. Sở-dĩ các ông to lên, là nhờ ở các thần-thoại. Đối với dân ta, và cả những dân ở Nam bộ nước Tầu, người Tầu họ gọi chung là bọn Mán-Nam (Nam man). Hay là Bách-Việt, vì cớ nhiều giống người quá! Cái thần-thoại « trăm-trứng » kia là để giải-thích nghĩa Bách-Việt. Và cũng để tỏ tình liên-lạc của các giống Việt với nhau nữa.

Bầu ơi thương lấy bí cùng:
Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn.

Ý người đặt ra chuyện « trăm trứng » muốn