Trang:DaiVietsukytoanthu1.pdf/45

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
47
ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ

là những dân Thổ, Tầy (Thai), Mường, Mán, Dao (Yao), Xạ-phang, Lồ-lố, cùng Việt-Nam bây giờ. Địa-hạt của dân ấy là An-huy, Phúc-kiến, Quảng-Đông, Quảng-Tây, Quý-Châu, Vân-Nam, Bắc-Kỳ, phía Bắc Trung-. Nếu quả có nước Văn-Lang thật thì dân trăm giống Việt khi ấy đã nhóm thành hai quốc-gia: một là nước Việt có vua Câu-Tiễn ở đời Xuân-Thu; hai là nước Văn-Lang. Trừ nước Việt ra rồi, đất nước Văn-Lang có thể gồm cả nước ta cùng một phần nước Tầu. Như vậy thì lời sử cũ là đúng. Chỉ có điều là một mớ những dân khác giống, khác tiếng nói, lại không có một thứ chữ chung, cùng ở với nhau về đời bấy giờ, chưa chắc đã gây nên được một quốc-gia to tát đến thế, dù là một quốc-gia phong-kiến, gồm có một trăm chư-hầu, hay quan-lang, phụ-đạo nữa!

10) Mười lăm bộ, theo sách Dư-địa-chí của Nguyễn-Trãi (An nam vũ cống), do Nguyễn-Thiên-Túng chua thì: Sơn-Nam (Hà-nội, Nam-Định, Hưng-Yên ngày nay) là bộ Giao-Chỉ xưa; Sơn-Tây là hai bộ: Châu-Diên, Phúc-Lộc xưa; Kinh-Bắc (Bắc-Ninh) là bộ Vũ-Ninh xưa; Thuận-hóa (Từ Hải-Lăng thuộc Quảng-Trị đến Điện-Bàn thuộc Quảng-Nam) là bộ Việt-Thường xưa; An-Bang (Quảng-Yên) là bộ Ninh-Hải xưa; Hải-dương là bộ Dương-Tuyền xưa; Lạng-sơn là bộ Lục-Hải xưa; Thái-Nguyên, Cao-Bằng là đất