Trang:DaiVietsukytoanthu1.pdf/33

Trang này cần phải được hiệu đính.
35
ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ

gái góp tinh; muôn vật hóa sinh... » Cho nên có chồng, vợ rồi mới có cha, con. Có cha, con rồi mới có vua, tôi. Nhưng mà các bậc thánh, hiền sinh ra, tất khác với người thường... Ấy là bởi Trời xui-khiến... Nuốt trứng chim én mà sinh ra tổ nhà Thương... Dẫm vết chân người Khổng-lồ mà gây nên tổ nhà Chu... Ấy đều là chép chuyện có thực thế!... Dòng-dõi họ Thần-Nông là Đế-Minh được Vụ-Tiên-Nữ mà sinh Kinh-Dương-vương, ấy là Thủy-Tổ dân Bách-Việt! Vương lấy nàng Thần-Long (rồng thần) mà sinh Lạc-Long. Lạc-Long lấy con gái Đế-Lai mà sinh-dục có điềm lành trăm trai. Ấy chính vì thế mà gây dựng được nền nước Việt ta đó chăng? Xét về Ngoại-kỷ sách Thông-Giám (sử Tầu) thì Đế-Lai là con Đế-Nghi! Cứ theo chuyện chép ở đây thì Kinh-Dương-Vương là em Đế-Nghi. Vậy mà lại giâu-gia với nhau! Ấy là vì đời còn hồng-hoang, lễ-nhạc chưa tỏ-rõ cho nên thế đó chăng?

HÙNG-VƯƠNG

Con Lạc-Long-Quân không rõ tên húy. Đóng đô ở Phong-châu, tức nay là huyện Bạch Hạc[1]. Khi Hùng-vương[2] lên ngôi, dựng nước gọi là nước Văn-Lang. Nước ấy phía Đông giáp Biển-Nam; phía Tây tới Ba-Thục; phía Bắc đến hồ Động-Đình; phía Tây tiêp với nước Hồ-Tôn, tức nước Chiêm-Thành, mà là tỉnh Quảng-Nam ngày nay![3] Chia nước làm mười lăm bộ.[4]


  1. Sách An-Nam-chí của Cao-Hùng-Trưng có chép: « Nguyên đất giao-chỉ khi chưa có quận, huyện, (chưa thuộc về Tầu) có ruộng-lạc theo nước trào lên xuống (ruộng đồng chiêm, do sa bồi)... Khẩn ruộng ấy là lạc-dân. Cai trị dân ấy là Lạc-vương. Giúp việc ông vua ấy là các Lạc-tướng. Đều ấn đồng, thao xanh. Gọi là nước Văn Lang. Lấy thuần-phác làm tục; thắt ​nút thừng làm trị, (không có chữ). Truyền được mười tám đời. » Nhà dã-sử chắc căn-cứ ở đoạn này, và nhặt thêm ít chuyện Mường mà chép ra chuyện Hùng-vương. Và chữ Hùng 䧺 có lẽ là chữ Lạc 雒 viết lầm, vì hai chữ chỉ sai nhau có một nét!
  2. Phong-châu, sử cũ chua tức là Bạch-Hạc. Theo Địa-lý-chí đời Đường thì Phong-châu gồm năm huyện. Theo Thái-Bình Hoàn-vũ chí của Nhạc-Sử đời Tống thì Phong-châu có quận Thừa Hóa xưa là nước Văn-Lang. Vậy thì Phong-Châu tức là địa-hạt các phủ Vĩnh-Tường, Lâm-Thao của tỉnh Sơn-Tây bây giờ. Lại huyện Sơn-Vị có núi Hùng-vương, đền Hùng-vương đủ làm chứng-cớ không thể chỉ riêng là Bạch-Hạc được. (K. Đ. V. S., cuốn đầu).
  3. « Đời Trần, đời Lê, trở về trước, bờ cõi (nước ta) Đông tới biển; Tây giáp Vân-Nam; Nam giáp Chiêm-Thành; Bắc giáp Quảng-Tây; Đông-Bắc giáp Quảng-Đông; Tây-Nam giáp Lão-qua (Lao-kay?). Tham-khảo những điều chép trong các sách Thiên-hạ Quận quốc-chí, Dư-địa chí (của Tầu), thì An-nam Đông giáp biển; Tây giáp Vân-Nam, Lão-qua; Nam giáp Chiêm-Thành; Bắc giáp Quảng-Tây: đại lược giống nhau. Tới các Thánh Quốc-Triều ta, gây nền ở cõi Nam. ​Rồi Thế-Tổ Cao-hoàng-đế ta, cả định châu thần, gồm có toàn quốc: Đông tới biển cả; Tây tiếp Vân-Nam; Nam giáp Cao-Man, Bắc kề hai Quảng. Bề rộng lớn của bờ cõi, trước đây chưa từng có. Vậy mà cách nhau với Động-Đình, Ba-Thục còn ở tuyệt xa! Vậy mà sử cũ chép nước Văn-Lang Tây đến Ba-Thục, Bắc tới Động-Đình, chẳng hóa ra sự thực sao? Ôi! Động-Đình giáp đất hai tỉnh Hồ, thực ở phía Bắc đất Bách-Việt. Ba-Thục thì còn cách Tuấn-Điền (nay thuộc Vân-Nam), không liền đất với nhau. Sử cũ dùng lời khoác lác, có lẽ cùng với việc vua Thục sau đây, đều là dĩ hư truyền hư, chưa từng xét lại! Huống chi mười lăm bộ chia ra, đều ở trong các quận Giao-Chỉ, Châu Diên, không một bộ nào ở miền Bắc cả. Đều đó đủ chứng ra là nói bịa vậy! » (lời các sử thần) « Xét như sách Đại-Thanh Nhất-Thống chí hiện nay thì Quảng-Tây gần nhau với Hồ-Nam, Hồ Bắc, Vân-Nam, Tứ-Xuyên, tức là đất Sở, Thục đời xưa. Nào biết rằng giáp-giới ra sao? Đại-để Việt-sử lâu đã thất-truyền, không biết theo đâu mà xét sửa, đại loại đều giống thế ». (Lời phê của vua Tự-Đức). (Cùng trong K. Đ. V. S., cuốn đầu), — Theo ý kẻ dịch xét ra, thì ở miền Nam nước Tầu ngày xưa có rất nhiều giống người ở lẫn với nhau. Người Tầu gọi chung là trăm giống Việt. Dòng-dõi của trăm giống Việt ấy một phần đã đồng-hóa với dân Tầu. Còn thì ​là những dân Thổ, Tầy (Thai), Mường, Mán, Dao (Yao), Xạ-phang, Lồ-lố, cùng Việt-Nam bây giờ. Địa-hạt của dân ấy là An-huy, Phúc-kiến, Quảng-Đông, Quảng-Tây, Quý-Châu, Vân-Nam, Bắc-Kỳ, phía Bắc Trung-. Nếu quả có nước Văn-Lang thật thì dân trăm giống Việt khi ấy đã nhóm thành hai quốc-gia: một là nước Việt có vua Câu-Tiễn ở đời Xuân-Thu; hai là nước Văn-Lang. Trừ nước Việt ra rồi, đất nước Văn-Lang có thể gồm cả nước ta cùng một phần nước Tầu. Như vậy thì lời sử cũ là đúng. Chỉ có điều là một mớ những dân khác giống, khác tiếng nói, lại không có một thứ chữ chung, cùng ở với nhau về đời bấy giờ, chưa chắc đã gây nên được một quốc-gia to tát đến thế, dù là một quốc-gia phong-kiến, gồm có một trăm chư-hầu, hay quan-lang, phụ-đạo nữa!
  4. Mười lăm bộ, theo sách Dư-địa-chí của Nguyễn-Trãi (An nam vũ cống), do Nguyễn-Thiên-Túng chua thì: Sơn-Nam (Hà-nội, Nam-Định, Hưng-Yên ngày nay) là bộ Giao-Chỉ xưa; Sơn-Tây là hai bộ: Châu-Diên, Phúc-Lộc xưa; Kinh-Bắc (Bắc-Ninh) là bộ Vũ-Ninh xưa; Thuận-hóa (Từ Hải-Lăng thuộc Quảng-Trị đến Điện-Bàn thuộc Quảng-Nam) là bộ Việt-Thường xưa; An-Bang (Quảng-Yên) là bộ Ninh-Hải xưa; Hải-dương là bộ Dương-Tuyền xưa; Lạng-sơn là bộ Lục-Hải xưa; Thái-Nguyên, Cao-Bằng là đất ​trong ngoài bộ Vũ-định xưa; Nghệ-An là bộ Hoài-Hoan xưa; Thanh-Hóa là bộ Cửu-Chân xưa; Hưng-Hóa, Tuyên-Quang là bộ Tân-Hưng xưa; còn hai bộ Bình-Văn, Cửu-Đức thì khuyết. Nay xét sách Tấn-Chí: quận Cửu-Đức đời Ngô đặt ra, tức tỉnh Hà-Tĩnh ngày nay. Hồ Tôn sử cũ chua tức là nước Chiêm-Thành, tức tỉnh Bình-định ngày nay. (K. Đ. V. S., cuốn đầu)

    Kẻ dịch xét: Các tên của mười lăm bộ chẳng qua cũng là thần-thoại! Nếu chúng ta công nhận có vua Hùng-Vương, có nước Văn-Lang, có những tên Quan-lang, Bồ-chánh, Mệ-nàng, thì đó là một quốc-gia của dân Mường, hay ít ra cũng do giống Mường là giống cầm quyền thống-trị. Vậy mà giống Mường thì là giống có riêng văn-tự ngôn ngữ. Sao tên các bộ lại đặt toàn chữ Tầu là một thứ chữ ngoại quốc mà khi có việc bang giao, phải dùng người thông ngôn hai lần mới hiểu nổi? Có một chút lý do gì chăng?